Cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google thế nào? Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Vesak là gì?
Cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google thế nào?
Tham khảo Hướng dẫn cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google:
Bước 1: Truy cập: https://www.google.com/
Lưu ý: Sử dụng trình duyệt Google chrome để thực hiện
Bước 2: Có thể Nhập các từ khóa liên quan đến Lễ Phật Đản như sau:
- Lễ Phật Đản
- Phật Đản
- Đại lễ Phật đản Vesak
- Vesak
Bước 3: Kết quả tìm kiếm của Trend Phật đản góc phải màn hình máy tính như sau:
Cách làm trend Phật đản góc phải màn hình máy tính - Trend Lễ phật đản google thế nào? (Hình từ Internet)
Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Phật đản Vesak là gì?
Theo Kế hoạch 038/KH-BTS năm 2025 Kế hoạch Đại lễ Phật Đản Vesak 2025 PL.2569 tải về thì Mục đích, ý nghĩa của Đại lễ Vesak 2025 như sau:
Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Tăng Ni, Phật tử Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ngày đản sinh của Đức Phật được Liên Hợp Quốc tổ chức hằng năm là lễ hội văn hóa tâm linh thế giới, nhằm tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của Phật Giáo vì hòa bình nhân loại.
Theo đó, Đại lễ Phật Đản Vesak PL.2569 của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức quy mô, trang nghiêm, trọng thể nhằm tôn vinh ngày đản sanh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni như một thông điệp Hòa Bình của Phật Giáo, góp phần chuyển hóa nhận thức của chúng sanh hướng đến giải thoát khổ đau trong thực tại.
Đại lễ Phật Đản năm nay diễn ra trong niềm hân hoan, phấn khởi cùng nhân dân cả nước chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 80 năm ngày Quốc Khánh (02/9/1945 - 02/9/2025); lần thức IV Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững"
Lưu ý:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau:
(1) Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
(2) Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
(3) Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
(4) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
(5) Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thì quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, như sau:
(1) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
(2) Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
- Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
- Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
- Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
- Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
- Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(3) Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016, cụ thể như sau:
(1) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
(2) Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
(3) Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sáng lập viên hợp tác xã là người nước ngoài được không? Hợp tác xã được phép có hơn 2 con dấu không?
- Chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia có được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu không?
- Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ có quyền hạn gì trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ? Chủ tịch nước có thuộc đối tượng cảnh vệ không?
- Khai thác loài động vật hoang dã thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải tuân thủ các điều kiện nào?
- Kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật được xử lý như thế nào? Nguyên tắc tổ chức thi hành pháp luật?