Cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận văn học chi tiết? Chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào?
Cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận văn học chi tiết?
Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận văn học là một yêu cầu quan trọng trong các đề thi Ngữ văn, nhằm kiểm tra khả năng cảm thụ, phân tích và lập luận của học sinh trong khuôn khổ giới hạn.
Để viết tốt đoạn văn này, người viết có thể tham khảo cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận văn học dưới đây, bố cục 5 phần: mở đoạn, giải thích, phân tích, đánh giá và kết đoạn.
(1) Phần mở đoạn nên nêu rõ vấn đề nghị luận và nếu có thể, dẫn dắt bằng tên tác phẩm, tác giả. Tiếp theo, người viết cần giải thích ngắn gọn nội dung hoặc ý nghĩa của vấn đề để người đọc dễ hiểu.
Ví dụ: “Tây Tiến” của Quang Dũng là một bản hùng ca bi tráng về người lính thời kháng chiến chống Pháp. Trong đó, hình tượng người lính hiện lên thật hào hùng mà lãng mạn.
(2) Phần phân tích là trọng tâm, cần chọn dẫn chứng tiêu biểu từ tác phẩm, phân tích hình ảnh, ngôn ngữ hoặc chi tiết nghệ thuật thể hiện nội dung.
Ví dụ:
Trong bài thơ, hình ảnh “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc” gợi vẻ dữ dội, gian khổ của cuộc sống nơi rừng núi, đồng thời là biểu tượng cho lòng dũng cảm, sẵn sàng hi sinh. Chất lãng mạn lại được thể hiện qua câu thơ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, lý tưởng và tình cảm sâu nặng với quê hương.
(3) Sau đó, nên đánh giá, mở rộng hoặc liên hệ để nâng cao chiều sâu bài viết.
Ví dụ:
Hình tượng người lính Tây Tiến vừa hiện thực vừa lãng mạn đã góp phần làm nên chất sử thi và vẻ đẹp độc đáo trong thơ ca kháng chiến.
(4) Cuối cùng là câu kết đoạn nhằm khẳng định lại vấn đề. Trong quá trình viết, cần chú ý ngôn ngữ chính xác, lập luận mạch lạc, dẫn chứng rõ ràng, và dung lượng khoảng 200–250 từ.
Ví dụ:
Qua hình tượng người lính, Quang Dũng đã để lại dấu ấn sâu đậm về một thế hệ trẻ dũng cảm, giàu lí tưởng và rất đỗi hào hoa.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Cách viết đoạn văn 200 chữ nghị luận văn học chi tiết? (hình từ internet)
Lớp 7 có học về nghị luận văn học không?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định như sau:
LỚP 7
...
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
- Ngụ ngôn, truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng
- Thơ, thơ bốn chữ, năm chữ
- Tuỳ bút, tản văn
- Tục ngữ
1.2. Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
1.3. Văn bản thông tin
- Văn bản giới thiệu quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động
- Văn bản tường trình
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì học sinh lớp 7 được học về nghị luận văn học.
Chương trình giáo dục phổ thông được quy định thế nào theo Luật Giáo dục?
Theo Điều 31 Luật Giáo dục 2019 quy định chương trình giáo dục phổ thông như sau:
- Chương trình giáo dục phổ thông phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
+ Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông;
+ Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước;
+ Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông;
+ Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông;
+ Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành.
- Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập để thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.
Hội đồng gồm nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dục phổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán có trụ sở chính đặt tại đâu? 19 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Lừa đảo trên không gian mạng là gì? Yêu cầu của Thủ tướng về việc phòng ngừa xử lý lừa đảo trên không gian mạng ra sao?
- Tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
- Happy Family Day là ngày nào? Happy Family Day rơi vào thứ mấy? Happy Family Day có nghĩa là gì?
- Mẫu giấy không xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 81?