Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản là trách nhiệm của cơ quan nào thực hiện?
Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản là trách nhiệm của cơ quan nào thực hiện?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 70 Luật Đầu tư công 2024 có quy định về thẩm quyền cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản như sau:
Triển khai kế hoạch đầu tư công
1. Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công đúng mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
b) Triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và kế hoạch vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
c) Lập kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu thuộc dự án được bố trí vốn theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định;
d) Tổ chức nghiệm thu và thanh toán, quyết toán theo đúng hợp đồng đối với gói thầu đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng;
đ) Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 6 Điều 103 của Luật này;
e) Bảo đảm phạm vi, quy mô đầu tư của từng dự án thực hiện theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt và theo kế hoạch vốn đã được bố trí;
g) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đầu tư công.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của các Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Bộ Tài chính bảo đảm thanh toán đủ vốn ngân sách trung ương theo kế hoạch đầu tư công đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Như vậy, Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công là cơ quan có trách nhiệm cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 6 Điều 103 của Luật Đầu tư công 2024.
Cân đối các nguồn vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản là trách nhiệm của cơ quan nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản trong đầu tư công có thuộc nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 73 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công
1. Cơ quan chuyên môn quản lý đầu tư công tổ chức theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công thuộc cơ quan, đơn vị quản lý.
2. Nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công bao gồm:
a) Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
b) Việc lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
c) Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
d) Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công;
đ) Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.
Như vậy, tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, lãng phí, thất thoát trong đầu tư công sẽ nằm trong nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công.
Bên cạnh đó, nội dung theo dõi, kiểm tra kế hoạch đầu tư công còn được quy định bao gồm:
- Tình hình thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công;
- Việc lập, phê duyệt, giao kế hoạch đầu tư công;
- Việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các chương trình, dự án được bố trí trong kế hoạch đầu tư công;
- Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công.
Tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Đầu tư công 2024 có quy định như sau:
Theo đó, việc tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Căn cứ nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Chính phủ quy định các giải pháp tổ chức, thực hiện.
(2) Căn cứ nghị quyết của Quốc hội, quyết định giao kế hoạch của cấp có thẩm quyền, nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công quyết định các giải pháp tổ chức điều hành kế hoạch đầu tư công thuộc nguồn vốn do cấp mình quản lý.
(3) Thủ tướng Chính phủ điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng vốn đầu tư công nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương trình.
(4) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc điều phối, lồng ghép các nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư nhưng không làm thay đổi mục tiêu thực hiện của chương trình, dự án.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thu hồi tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải trong trường hợp nào? Thẩm quyền quyết định thu hồi ra sao?
- Giấy phép liên vận ASEAN bị thu hồi khi nào? Trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN thế nào?
- Khái quát thân thế và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày lễ lớn đúng không?
- Giáo viên công lập có được điều hành dạy thêm ngoài nhà trường không? Nguyên tắc dạy thêm học thêm?
- Mã số chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng 2 là gì? Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức hộ sinh hạng 2?