Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?

Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759? Điều kiện sáp nhập tỉnh là gì? Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã sau sáp nhập tỉnh thành ra sao?

Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?

Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759 như sau:

STT

TÊN DỰ KIẾN

TỈNH SÁP NHẬP

DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

1

Tỉnh Tuyên Quang

Hợp nhất tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang

13.795,6 km2

2

Tỉnh Lào Cai

Hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái

13.257 km2

3

Tỉnh Thái Nguyên

Hợp nhất tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên

8.375,3 km2

4

Tỉnh Phú Thọ

Hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình

9.361,4 km2

5

Tỉnh Bắc Ninh

Hợp nhất tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang

4.718,6 km2

6

Tỉnh Hưng Yên

Hợp nhất tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình

2.514,8 km2

7

Thành phố Hải Phòng

Hợp nhất tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng

3.194,7 km2

8

Tỉnh Ninh Bình

Hợp nhất tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình và tỉnh Nam Định

3.942,6 km2

9

Tỉnh Quảng Trị

Hợp nhất tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị

12.700 km2

10

Thành phố Đà Nẵng

Hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

11.859,6 km2

11

Tỉnh Quảng Ngãi

Hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi

14.832,6 km2

12

Tỉnh Gia Lai

Hợp nhất tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

21.576,5 km2

13

Tỉnh Khánh Hoà

Hợp nhất tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hoà

8.555,9 km2

14

Tỉnh Lâm Đồng

Hợp nhất tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Thuận

24.233,1 km2

15

Tỉnh Đắk Lắk

Hợp nhất tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Phú Yên

18.096,4 km2

16

Thành phố Hồ Chí Minh

Hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh

6.772,6 km2

17

Tỉnh Đồng Nai

Hợp nhất tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Phước

12.737,2 km2

18

Tỉnh Tây Ninh

Hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An

8.536,5 km2

19

Thành phố Cần Thơ

Hợp nhất thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Hậu Giang

6.360,8 km2

20

Tỉnh Vĩnh Long

Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh

6.296,2 km2

21

Tỉnh Đồng Tháp

Hợp nhất tỉnh Tiền Giang và tỉnh Đồng Tháp

5.938,7 km2

22

Tỉnh Cà Mau

Hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau

7.942,4 km2

23

Tỉnh An Giang

Hợp nhất tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang

9.888,9 km2

24

Thành phố Hà Nội

Không sáp nhập

3.359,84 km2

25

Thành phố Huế

Không sáp nhập

4.947,11 km2

26

Tỉnh Lai Châu

Không sáp nhập

9.068,73 km2

27

Tỉnh Điện Biên

Không sáp nhập

9.539,92 km2

28

Tỉnh Sơn La

Không sáp nhập

14.174 km2

29

Tỉnh Lạng Sơn

Không sáp nhập

8.310,2 km2

30

Tỉnh Quảng Ninh

Không sáp nhập

6.206,9 km2

31

Tỉnh Thanh Hoá

Không sáp nhập

11.114,6 km2

32

Tỉnh Nghệ An

Không sáp nhập

16.482 km2

33

Tỉnh Hà Tĩnh

Không sáp nhập

5.990,67 km2

34

Tỉnh Cao Bằng

Không sáp nhập

6.700,3 km2

Cơ sở pháp lý:

(1) Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 về Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

(2) Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp ban bành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025

(3) Quyết định 1569/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(4) Nghị quyết 175/2024/QH15 thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương do Quốc hội ban hành

(5) Quyết định 1585/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(6) Quyết định 109/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(7) Quyết định 624/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(8) Quyết định 236/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(9) Quyết định 80/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(10) Quyết định 1629/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(11) Quyết định 1179/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(12) Quyết định 386/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

(13) Quyết định 1486/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?

Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759? Điều kiện sáp nhập tỉnh là gì? (Hình từ Internet)

Điều kiện sáp nhập tỉnh là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định về điều kiện sáp nhập tỉnh như sau:

- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;

- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã sau sáp nhập tỉnh thành ra sao?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục III Công văn 03/CV-BCĐ năm 2025 thì định hướng sắp xếp CBCCVC cấp xã sau sáp nhập tỉnh thành như sau:

(1) Về tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh và vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới

Tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý cấp xã áp dụng như đối với tiêu chuẩn của chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tương ứng của cấp huyện hiện nay theo quy định hiện hành của Chính phủ.

Đối với công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ cấp xã áp dụng tiêu chuẩn trình độ đào tạo theo yêu cầu vị trí việc làm đối với công chức, viên chức từ cấp huyện trở lên theo quy định của Chính phủ.

(2) Định hướng sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới

- Căn cứ vào điều kiện thực tiễn và tiêu chuẩn, năng lực cán bộ, công chức, viên chức của cấp huyện và cán bộ, công chức của cấp xã hiện nay, Ban Thường vụ, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức ở cấp xã mới theo phân cấp quản lý.

- Cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện và cấp xã khi được bố trí vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới tiếp tục giữ phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng trong thời gian 06 tháng kể từ ngày có quyết định; sau đó thực hiện theo quy định mới của Chính phủ.

Trường hợp công chức, viên chức chuyên môn, nghiệp vụ được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại ĐVHC cấp xã mới thì tạm thời chưa áp dụng mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo và sẽ thực hiện khi có quy định của Chính phủ về hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý đó.

Sáp nhập tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương án bố trí bí thư, phó bí thư cấp huyện về cấp xã 34 tỉnh thành sau sáp nhập giao cơ quan nào thực hiện?
Pháp luật
Trình Bộ Chính trị quyết định phương án nhân sự Bí thư Chủ tịch tỉnh theo Kết luận 150 đúng không?
Pháp luật
Bảng lương chủ tịch xã 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 tăng hay giữ nguyên?
Pháp luật
Đã có danh sách chủ tịch 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 chưa? Chỉ định Chủ tịch tỉnh mới đúng không?
Pháp luật
Danh sách chức danh lãnh đạo 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập tỉnh thành 2025 được chỉ định là chức danh nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
Pháp luật
Danh sách Bí thư, Chủ tịch UBND 34 tỉnh thành sau sáp nhập phải trình ai xin ý kiến để hoàn thiện phương án nhân sự chủ chốt?
Pháp luật
Cập nhật diện tích 34 tỉnh thành sau sáp nhập tỉnh chi tiết thế nào trên cơ sở Nghị quyết 60 và Quyết định 759?
Pháp luật
Bảng danh sách lãnh đạo, quản lý xã, phường sau sáp nhập tỉnh 2025 gồm những đối tượng nào tại TPHCM theo Hướng dẫn 06?
Pháp luật
Danh sách bí thư, phó bí thư xã, phường TPHCM sau sáp nhập tỉnh, xã là những đối tượng nào, thứ tự ưu tiên ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sáp nhập tỉnh
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sáp nhập tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sáp nhập tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào