Caption hay ý nghĩa về Đêm hội Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản? Người tham gia thả đèn Hoa Đăng có trách nhiệm gì?
Caption hay ý nghĩa về Đêm hội Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản?
Tham khảo một số Caption hay về Đêm hội Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản dưới đây:
1. Đêm trăng lễ hội đèn hoa
Sắc màu rực rỡ gấm hoa rạng ngời
2. Vào đêm trăng tròn tháng tư, dòng sông nơi ta ở lại trở nên sáng rực như một dải ngân hà, khi mọi người cùng nhau gửi những lời nguyện ước bên những chiếc đèn hoa đăng rực rỡ.
3. Những ánh đèn hoa đăng được thắp sáng trên sông là ước nguyện của những người con luôn mong muốn những điều tốt đẹp đến với cha mẹ của mình.
4. Hoa đăng thả cầu bình an, cầu nguyện cho đất nước vinh quang, mưa thuận gió hòa, nhà nhà được no ấm, người người được bình an.
5. Mỗi ngọn đèn trên tay là một lời cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân loại hạnh phúc và nhân dân an lạc.
6. Ánh sáng của những chiếc hoa đăng chính là ánh sáng trí tuệ giúp cho chúng sinh thoát khỏi những vòng tội lỗi, tăm tối.
7. Hàng trăm hoa đăng được thắp sáng lấp lánh dưới nước để mang đến những điều ước, hòa bình, hạnh phúc và sự tôn trọng của chúng ta dành cho những người đã khuất.
8. Một chiếc đèn hoa đăng như một lời nguyện ước sức khỏe và tài lộc cho mọi nhà.
9. Ánh sáng của đèn hoa đăng là ánh sáng của hy vọng. Ngọn đèn hoa đăng được thắp sáng gửi vào đó lời nguyện cầu và xóa tan mọi ưu phiền.
10. Se se cái lạnh môi hồng
Hoa đăng em thả ai trông ai chờ
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Caption hay về Đêm hội Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản? Người tham gia thả đèn Hoa Đăng có trách nhiệm gì? (Hình từ Internet)
Người tham gia thả đèn Hoa Đăng trong Đêm hội Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia lễ hội như sau:
Quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội
...
2. Người tham gia lễ hội có các trách nhiệm sau
a) Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
b) Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
d) Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
đ) Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều này còn phải thực hiện các quy định sau: không đi lễ hội trong giờ hành chính; không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Như vậy, người tham gia thả đèn Hoa Đăng trong Đêm hội Hoa Đăng mừng Lễ Phật Đản có trách nhiệm như đối với người tham gia lễ hội, cụ thể:
- Chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; nội quy thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội; trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam; không nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội;
- Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định; không chen lấn, xô đẩy gây mất trật tự an ninh; giữ gìn vệ sinh môi trường;
- Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di tích, lễ hội;
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngoài việc chấp hành nghiêm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 Nghị định 110/2018/NĐ-CP còn phải thực hiện các quy định sau:
- Không đi lễ hội trong giờ hành chính;
- Không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội hoặc được giao thực thi nhiệm vụ).
Đêm hội Hoa đăng có phải ngày lễ lớn của nước ta không?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn trong năm như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Đêm hội Hoa Đăng không phải là ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định hiện hành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu công văn xin gia hạn hợp đồng xây dựng? Trường hợp nào được gia hạn hợp đồng xây dựng theo Nghị định 37?
- Thể lệ cuộc thi Tìm hiểu Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ ngày 10 5 2025 chi tiết?
- Mẫu Biên bản họp phòng kinh doanh về kế hoạch mở rộng thị trường? Chính sách hỗ trợ mở rộng thị trường cho doanh nghiệp nhỏ, vừa?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép lần đầu của quỹ tín dụng nhân dân từ ngày 15/6/2025 gồm những gì?
- Hội đồng nhân dân họp chuyên đề khi nào? Hội đồng nhân dân họp kín đúng không? HĐND miễn nhiệm Chủ tịch HĐND theo đề nghị của ai?