Câu hỏi trắc nghiệm về Tìm hiểu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội?
Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án Tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
Tham khảo Bộ câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án về chủ đề "Tìm hiểu về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh", dưới đây:
Câu 1. Tên gọi đầu tiên của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh:
a) Hồng nhi Đội
b) Hội Nhi đồng Cứu quốc
c) Đội Thiếu nhi Tháng Tám
d) Đội Thiếu niên Tiền phong
Câu 2. Trong phần thực hiện nghi thức Đội, khẩu lệnh của động tác chào kiểu đội viên TNTP Hồ Chí Minh là:
a) Chào cờ – Chào!
b) Chào Đội - Chào!
c) Chào tay - Chào!
d) Chào!
Câu 3. Một bộ trống Đội có ít nhất:
a) Một trống cái, hai trống con
b) Một trống cái, ba trống con
c) Một trống cái, bốn trống con
d) Một trống cái, năm trống con
Câu 4. Tên “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” có từ năm nào?
a) 1945
b) 1970
c) 1975
d) 1976
Câu 5. Mục đích của việc rèn luyện chương trình rèn luyện đội viên là:
a) Giúp các em trở thành đội viên tốt
b) Trở thành cháu ngoan Bác Hồ
c) Phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
d) Cả 3 câu đều đúng
Câu 6. Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội là:
a) Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy
b) Tuân theo điều lệ Đội
c) Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh
d) Cả 3 đều đúng
Câu 7. Cấp cơ sở của Đội TNTP Hồ Chí Minh là:
a) Phân đội và chi đội
b) Chi đội và liên đội
c) Phân đội, chi đội và liên đội
d) Sao nhi đồng
Câu 8. Có bao nhiêu đội viên trở lên được thành lập một chi đội?
a) 2 đội viên
b) 3 đội viên
c) 4 đội viên
d) 5 đội viên
Câu 9. Điều kiện kết nạp đội viên vào Đội TNTP Hồ Chí Minh là:
a) Từ 6 - 14 tuổi
b) Từ 8 - 14 tuổi
c) Từ 9 - 15 tuổi
d) Từ 9 - 14 tuổi
Câu 10. Các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh bao gồm:
a) Cờ Đội, huy hiệu Đội, khăn quàng Đỏ, Đội ca, khẩu hiệu Đội, cấp hiệu chỉ huy Đội
b) Cờ Đội, huy hiệu măng non, cấp hiệu chỉ huy Đội, phòng truyền thống, khăn quàng Đỏ
c) Khẩu hiệu Đội, huy hiệu măng non, phòng Đội, phòng truyền thống, Đội ca
d) Chào Đội, trống Đội, phòng truyền thống, phòng Đội, đồng phục đội viên, khẩu hiệu Đội
Câu 11. Phong trào kế hoạch nhỏ bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì?
a) 1959; “Hợp tác xã Măng non”
b) 1858; “Vì Miền Nam ruột thịt”
c) 1958: “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong”
d) 1976; “Đoàn tàu Thống nhất”
Câu 12. Các tính chất của tổ chức Đội là:
a) Tính quần chúng, tính chính trị, tính giáo dục
b) Tính quần chúng, tính tự nguyện, tự quản
c) Tính giáo dục, tính tự nguyện, tự quản
d) Tính giáo dục, tính chính trị
Câu 13. Tháng 3 năm 1951 tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã thống nhất một chủ trương mới tổ chức Đội là:
a) Đội viên đeo khăn quàng đỏ
b) Quy định tuổi đội viên
c) Ban hành Điều lệ Đội
d) Cả a, b, c đều đúng
Câu 14. Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động Đội thuộc chương mấy và có bao nhiêu điều:
a) Chương I - có 4 điều
b) Chương II - có 6 điều
c) Chương III - có 5 điều
d) Chương IV - có 2 điều
Câu 15. Việc thành lập các chi đội, liên đội do ai quyết định?
a) Hội đồng Đội cùng cấp
b) Cấp bộ Đoàn cùng cấp
c) Câu a và b đều đúng
d) Câu a và b đều sai
Câu 16. Người đội trưởng đầu tiên của Đội TNTP Hồ Chí Minh là ai?
a) Nông Văn Thàn
b) Nông Văn Dền
c) Lý Thị Nị
d) Lý Thị Xậu
Câu 17. Trong trường học hoặc ở địa bàn dân cư có từ bao nhiêu chi đội trở lên thì thành lập liên đội?
a) 2 chi đội
b) 3 chi đội
c) 4 chi đội
d) 5 chi đội
Câu 18. Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại vào ngày, tháng, năm nào?
a) Ngày 15/5/1970
b) Ngày 30/01/1969
c) Ngày 30/01/1970
d) Ngày 15/5/1969
Câu 19. Tháng 2/1948, Bác Hồ viết thư căn dặn thiếu nhi: “Trước thì giúp các nhà chiến sĩ, nhà thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người, sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy…”. Từ lời dạy này, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã tổ chức phong trào mang tên là:
a) Kế hoạch nhỏ
b) Trần Quốc Toản
c) Đền ơn đáp nghĩa
d) Làm nghìn việc tốt
Câu 20. Có bao nhiêu nhiệm vụ và nguyên tắc của Đội TNTP Hồ Chí Minh?
a) 3 nhiệm vụ, 2 nguyên tắc
b) 3 nhiệm vụ, 3 nguyên tắc
c) 2 nhiệm vụ, 2 nguyên tắc
d) 2 nhiệm vụ, 3 nguyên tắc
Câu 21. Nhiệm kỳ Đại hội chi đội, liên đội là:
a) Một học kỳ
b) Một năm
c) Một năm học
d) Phụ thuộc vào điều kiện của cơ sở
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Câu hỏi trắc nghiệm về Tìm hiểu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội? (Hình từ Internet)
Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy đinh về tiêu chuẩn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Giáo viên được chọn để cử làm Tổng phụ trách Đội phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
- Đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên đang giữ (tiêu chuẩn đối với giáo viên tiểu học quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học công lập; tiêu chuẩn đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập).
- Đã được đào tạo nghiệp vụ công tác Đội cùng chuyên ngành giảng dạy hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác Đội.
- Có năng lực phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Ưu tiên chọn giáo viên có khả năng về âm nhạc, mỹ thuật, thể dục thể thao, thuyết trình, tổ chức sự kiện, truyền thông để giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi.
Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên làm Tổng phụ trách Đội là:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên ở mỗi cấp học theo quy định tại Điều lệ trường học hiện hành.
- Tham mưu cho hiệu trưởng các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong phạm vi nhà trường.
- Lập kế hoạch, tổ chức, quản lý các chương trình hoạt động cho đội viên, học sinh trong nhà trường theo kế hoạch của ngành Giáo dục, chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Hội đồng Đội các cấp.
- Xây dựng hệ thống tổ chức cơ sở Đội trong nhà trường theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; bồi dưỡng đội ngũ phụ trách chi đội, ban chỉ huy Đội các cấp.
- Phối hợp với các tổ chức, cá nhân có liên quan để tổ chức các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Học tập, rèn luyện và tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, công tác Đội và phong trào thiếu nhi do ngành Giáo dục, Hội đồng Đội các cấp tổ chức để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được bảo đảm các điều kiện để thực hiện các hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi, các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất? Lưu ý khi tiếp nhận tố cáo? Trình tự, thời hạn giải quyết tố cáo?
- Link đăng ký tuyển sinh đầu cấp lớp 1 lớp 6 tại TPHCM năm học 2025 2026? Đăng ký tuyển sinh đầu cấp TPHCM tại đâu?
- Những quy định khi vào Lăng Bác mới nhất tại Quảng trường Ba Đình? Năm nay tổ chức diễu binh tại Quảng trường Ba Đình?
- Ngày 15 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 15 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 15 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Mẫu đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu hiện nay? Hướng dẫn cách viết?