Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án nào? Ai có thẩm quyền cử Hội thẩm quân nhân?
Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án nào?
Căn cứ vào Điều 124 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Chế độ bầu, cử Hội thẩm
1. Chế độ bầu Hội thẩm nhân dân được thực hiện đối với Hội thẩm tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
2. Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Hội thẩm tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Hội thẩm tại Tòa án sau đây:
- Tòa án quân sự quân khu và tương đương
- Tòa án quân sự khu vực.
Chế độ cử Hội thẩm quân nhân được thực hiện đối với Tòa án nào? Ai có thẩm quyền cử Hội thẩm quân nhân? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền cử Hội thẩm quân nhân theo quy định?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 127 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Thủ tục bầu, cử, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm
1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đề xuất nhu cầu về số lượng, cơ cấu thành phần Hội thẩm đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn và giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định bầu Hội thẩm nhân dân.
Thành phần Hội thẩm nhân dân bảo đảm cơ cấu hợp lý, phù hợp với yêu cầu xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án và tình hình, đặc điểm của địa phương. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.
Chánh án Tòa án nhân dân các cấp sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp đề nghị Hội đồng nhân dân có thẩm quyền theo luật định miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân.
2. Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt đề xuất nhu cầu về số lượng Hội thẩm, đề cử danh sách Hội thẩm; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ lựa chọn, giới thiệu người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 122 của Luật này để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tại địa phương đó bầu Hội thẩm tham gia xét xử tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt. Số lượng nhân sự đề xuất bầu Hội thẩm nhân dân phải có số dư.
Chánh án Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đề nghị Hội đồng nhân dân miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
3. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với cơ quan chính trị quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương đề nghị Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
4. Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử theo sự giới thiệu của cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương.
Chánh án Tòa án quân sự khu vực sau khi thống nhất với cơ quan chính trị sư đoàn hoặc cấp tương đương đề nghị Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực.
Theo đó, thẩm quyền cử Hội thẩm quân nhân được quy định như sau:
- Đối với Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự quân khu và tương đương: Do Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cử.
- Đối với Hội thẩm quân nhân Tòa án quân sự khu vực: Do Chính ủy quân khu, quân đoàn, quân chủng, tổng cục hoặc cấp tương đương cử.
Hội thẩm quân nhân có nhiệm kỳ bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 128 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
Nhiệm kỳ của Hội thẩm
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm kể từ ngày được cử.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Hội thẩm quân nhân có nhiệm kỳ 05 năm kể từ ngày được cử.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư có quyền và trách nhiệm gì theo Nghị định 182? Quỹ Hỗ trợ đầu tư có hoạt động vì mục đích lợi nhuận không?
- Biển báo cấm đậu xe là gì? Xe ô tô đậu xe tại nơi có biển báo cấm đậu xe bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Bổ sung 1 chứng chỉ ngoại ngữ xét miễn thi tiếng anh tốt nghiệp THPT? Trừ bao nhiêu điểm đối với thí sinh bị cảnh cáo?
- Hai xe đi ngược chiều nhường đường khi tránh nhau như thế nào là đúng quy tắc giao thông hiện nay?
- Quyết định 821/QĐ-BNNMT 2025 TTHC lĩnh vực địa chất và khoáng sản thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước BNNMT?