Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định nào?
Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BTC có quy định như sau:
Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá
1. Nội dung chi và mức chi phục vụ cho hoạt động thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật Giá gồm:
a) Chi công tác phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
b) Chi khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá thực hiện theo quy định tại điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
c) Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn phục vụ công tác thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật (sau đây gọi tắt là Thông tư số 42/2022/TT-BTC), mức chi 1.200.000 đồng/báo cáo và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
d) Chi họp hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 42/2022/TT-BTC và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
đ) Chi văn phòng phẩm, in tài liệu phục vụ công tác thẩm định giá tài sản theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao;
e) Chi thuê người có chứng nhận chuyên môn theo quy định làm thành viên hội đồng thẩm định giá, thuê tổ chức giám định thực hiện việc giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng của tài sản, thuê thẩm định giá tài sản (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
g) Đối với những khoản chi liên quan đến hoạt động thẩm định giá không quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn phục vụ công tác thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 338/2016/TT-BTC với mức chi 1.200.000 đồng/báo cáo và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định nào? (Hình từ internet)
Hội đồng thẩm định giá được hiểu ra sao?
Căn cứ quy định tại Điều 60 Luật Giá 2023 có quy định như sau:
Hội đồng thẩm định giá
1. Hội đồng thẩm định giá phải có tối thiểu 03 thành viên là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá. Trường hợp cần thiết có thể thuê người có chứng nhận chuyên môn quy định tại khoản 2 Điều này làm thành viên hội đồng thẩm định giá.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu hội đồng thẩm định giá là tổ chức có tối thiểu 03 thành viên bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý, sử dụng của người thành lập hội đồng thẩm định giá và Chủ tịch hội đồng thẩm định giá
Đồng thời, Hội đồng thẩm định giá có nhiệm vụ xem xét quyết định, phê duyệt giá khi bán, thanh lý, cho thuê, liên doanh, liên kết, chuyển giao tài sản công hoặc mua, đi thuê hàng hóa, dịch vụ, tài sản có sử dụng vốn nhà nước. (khoản 1 Điều 59 Luật Giá 2023)
Ngoài ra, phải có ít nhất 50% thành viên, bao gồm Chủ tịch hội đồng thẩm định giá có ít nhất một trong các chứng nhận chuyên môn sau đây:
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên về chuyên ngành giá, thẩm định giá
- Thẻ thẩm định viên về giá
- Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ về thẩm định giá
- Chứng chỉ bồi dưỡng thẩm định giá nhà nước.
4 Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Luật Giá 2023 có quy định về 4 nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá bao gồm những nội dung sau:
(1) Hội đồng thẩm định giá làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Phiên họp thẩm định giá chỉ được tiến hành khi có mặt ít nhất 2/3 số lượng thành viên của hội đồng thẩm định giá trở lên tham dự và do Chủ tịch hội đồng thẩm định giá điều hành; trước khi tiến hành phiên họp thẩm định giá, những thành viên vắng mặt phải có văn bản gửi tới Chủ tịch hội đồng thẩm định giá nêu rõ lý do vắng mặt và có ý kiến độc lập của mình về các vấn đề liên quan đến giá của tài sản cần thẩm định giá. Trường hợp hội đồng thẩm định giá chỉ có 03 thành viên thì phiên họp phải có mặt đủ 03 thành viên;
(2) Hội đồng thẩm định giá lập biên bản phiên họp, báo cáo thẩm định giá và thông báo kết quả thẩm định giá theo ý kiến đa số đã được biểu quyết thông qua của thành viên Hội đồng thẩm định giá có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì ý kiến của bên có biểu quyết của Chủ tịch hội đồng thẩm định giá là ý kiến quyết định của hội đồng về giá trị của tài sản thẩm định giá. Thành viên của hội đồng thẩm định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình nếu không đồng ý với giá trị của tài sản do hội đồng quyết định; ý kiến bảo lưu đó được ghi vào biên bản phiên họp hội đồng thẩm định giá;
(3) Hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều này tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Quyết định thành lập hội đồng. Các trường hợp phát sinh sau khi hội đồng thẩm định giá giải thể sẽ do cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng chủ trì xử lý;
(4) Hội đồng thẩm định giá được sử dụng con dấu của cơ quan quyết định thành lập hội đồng thẩm định giá hoặc cơ quan nơi Chủ tịch hội đồng thẩm định giá công tác.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu chấm lửng là gì? Công dụng dấu chấm lửng? Cách sử dụng dấu chấm lửng? Lớp mấy học về công dụng của dấu chấm lửng?
- Tổng hợp tranh vẽ Dinh Độc Lập đẹp nhất, đơn giản? Vẽ Dinh Độc Lập đơn giản? Hình ảnh Dinh Độc Lập vẽ đẹp nhất?
- Bộ câu hỏi về Nghị quyết 76 về cải cách hành chính file word có đáp án? Trắc nghiệm Nghị quyết 76 có đáp án?
- Để trở thành tư vấn viên dịch vụ việc làm hạng 2 cần phải có bằng trung cấp trở lên đúng không?
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Đoan Ngọ 2025? Còn bao nhiêu ngày nữa đến mùng 5 tháng 5 âm lịch năm 2025?