Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố nào?
- Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung về kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung được quy định như thế nào? Trách nhiệm của Chi cục trưởng?
Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố nào?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 799/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung là tổ chức trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum và Đà Nẵng (sau đây gọi tắt là các tỉnh) theo phân công, ủy quyền của Cục trưởng.
2. Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung (sau đây gọi tắt là Chi cục) có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng để hoạt động theo quy định của pháp luật; có trụ sở tại thành phố Đà Nẵng.
Theo đó, Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung là tổ chức trực thuộc Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản, kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố theo phân công, ủy quyền của Cục trưởng gồm:
+ Quảng Bình,
+ Quảng Trị,
+ Huế,
+ Quảng Nam,
+ Quảng Ngãi,
+ Bình Định,
+ Phú Yên,
+ Gia Lai,
+ Kon Tum,
+ Đà Nẵng.
Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung kiểm soát hoạt động địa chất, khoáng sản trên địa bàn các tỉnh, thành phố nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung về kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 799/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung về kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra hoạt động địa chất, khoáng sản hàng năm, đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý; tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động khoáng sản trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý.
3. Kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý về: khu vực đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận trả lại, chấm dứt hiệu lực Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản; việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản; việc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khu vực khai thác khoáng sản; khu vực phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản; khu vực cho phép khai thác khoáng sản đi kèm thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý về thu hồi khoáng sản trong diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Kiểm tra thực địa và chuẩn bị ý kiến về việc thu hồi khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản nhưng phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
...
Như vậy, Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung có nhiệm vụ và quyền hạn về kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý như sau:
- Kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý về:
+ Khu vực đề nghị cấp, gia hạn, cấp lại, điều chỉnh, thu hồi, chấp thuận trả lại, chấm dứt hiệu lực Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản;
+ Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản;
+ Việc trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khu vực khai thác khoáng sản;
+ Khu vực phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản;
+ Khu vực cho phép khai thác khoáng sản đi kèm thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
- Kiểm tra thực địa trên địa bàn các tỉnh được giao quản lý về thu hồi khoáng sản trong diện tích thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản do Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
- Kiểm tra thực địa và chuẩn bị ý kiến về việc thu hồi khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đăng ký thu hồi khoáng sản nhưng phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung được quy định như thế nào? Trách nhiệm của Chi cục trưởng?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 799/QĐ-BNNMT năm 2025 quy định Cơ cấu tổ chức của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung được quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung có Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng và các công chức.
2. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi cục; ban hành Quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Chi cục; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công, ủy quyền của Cục trưởng.
3. Phó Chi cục trưởng giúp Chi cục trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo sự phân công của Chi cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được Chi cục trưởng phân công.
Theo đó, Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung có Chi cục trưởng, các Phó Chi cục trưởng và các công chức.
Bên cạnh đó, Chi cục trưởng Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung có trách nhiệm sau đây:
- Chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về mọi hoạt động của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung;
- Ban hành Quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Chi cục Địa chất và Khoáng sản miền Trung;
- Ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công, ủy quyền của Cục trưởng.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?
- Mẫu biên bản họp khởi công công trình xây dựng mới nhất? Điều kiện khởi công xây dựng công trình?
- Đào Pi là gì? Các cách tăng nhanh tốc độ Đào Pi là gì? Dùng đồng Pi làm tiền tệ thanh toán bị phạt bao nhiêu tiền?