Chi cục Hàng hải và Đường thủy thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa ra sao?
Chi cục Hàng hải và Đường thủy thuộc cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 204/QĐ-BXD năm 2025 có quy định rằng Chi cục Hàng hải và Đường thủy là tổ chức trực thuộc Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam có chức năng thực hiện tham mưu, thực hiện một số nhiệm vụ giúp Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam quản lý nhà nước và thực thi quy định của pháp luật chuyên ngành về hàng hải và giao thông đường thủy nội địa.
Đồng thời, Chi cục Hàng hải và Đường thủy có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Chi cục Hàng hải và Đường thủy gồm có:
- Chi cục Hàng hải và Đường thủy phía Bắc, có trụ sở tại Thành phố Hải Phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là Northern Maritime and Waterway Branch (MWB-North);
- Chi cục Hàng hải và Đường thủy phía Nam, có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, tên giao dịch bằng tiếng Anh là Southern Maritime and Waterway Branch (MWB-South).
Chi cục Hàng hải và Đường thủy thuộc cơ quan nào? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện nay ra sao?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 204/QĐ-BXD năm 2025 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện nay như sau:
(1) Đề xuất xây dựng kế hoạch hoặc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý, bảo trì, nâng cấp và xây dựng mới công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định và theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam;
(2) Tiếp nhận, quản lý hồ sơ và theo dõi tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; tổ chức lập phương án kỹ thuật, dự toán bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý trình Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam phê duyệt; quản lý chất lượng bảo trì công trình đường thủy nội địa theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam; tiếp nhận, tổ chức quản lý công trình đường thủy được đầu tư xây dựng mới hoặc bảo trì bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định;
(3) Tiếp nhận thông báo của chủ đầu tư về việc đưa công trình không thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy vào sử dụng; thực hiện nhiệm vụ liên quan đến xử lý vị trí nguy hiểm trên đường thủy theo quy định;
(4) Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý đường thủy khu vực đối với hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam theo quy định;
(5) Có ý kiến về việc xây dựng bến thủy nội địa trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
(6) Thỏa thuận thiết lập báo hiệu đối với luồng chuyên dùng nối với luồng quốc gia, công trình, khu vực hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia và đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia theo quy định;
(7) Chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với công trình, hoạt động trên đường thủy nội địa quốc gia, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia, vùng nước chưa được tổ chức quản lý nhưng có hoạt động vận tải tiếp giáp với hành lang bảo vệ luồng quốc gia theo quy định;
(8) Thực hiện thông báo định kỳ, thường xuyên, đột xuất luồng đường thủy nội địa quốc gia, luồng đường thủy nội địa chuyên dùng nối với luồng quốc gia; kiến nghị Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đóng, mở luồng và thực hiện công bố hạn chế giao thông theo quy định;
(9) Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng theo ủy quyền của Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam;
(10) Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
(11) Tổng hợp tình hình hoạt động quản lý, bảo trì hệ thống đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý.
Lưu ý: Chi cục Hàng hải và Đường thủy tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa quy định tại khoản 4 Điều 2 Quyết định 204/QĐ-BXD năm 2025 cho đến khi chấm dứt thí điểm giao Cảng vụ thực hiện chức năng quản lý luồng đường thủy nội địa quốc gia theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Hàng hải và Đường thủy bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 204/QĐ-BXD năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức của Chi cục Hàng hải và Đường thủy bao gồm:
Đối với các tổ chức giúp việc cho Chi cục trưởng bao gồm:
(1) Phòng Tổ chức - Hành chính
(2) Phòng Kế hoạch - Tài chính
(3) Phòng Nghiệp vụ
(4) Phòng An toàn đường thủy số 1
(5) Phòng An toàn đường thủy số 2
(6) Phòng An toàn đường thủy số 3
(7) Phòng An toàn đường thủy số 4
Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam cũng quy định phạm vi quản lý của các Chi cục Hàng hải và Đường thủy;
Đối với Chi Cục trưởng Chi cục Hàng hải và Đường thủy thì có quyền quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý của các phòng trực thuộc theo quy định của pháp luật.









.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục tặng truy tặng danh hiệu Anh hùng lao động mới nhất 2025 tại cấp trung ương?
- Xây dựng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh là trách nhiệm của ai? HĐND có trách nhiệm gì trong việc xây dựng Công an Nhân dân?
- Nhặt được Drone bị rơi đem đi bán có thể bị khởi tố hình sự không? Nên làm gì khi nhặt được drone bị rơi?
- Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi cấp 2? Cách tính điểm trung bình môn học sinh cấp 2?
- Hình thức tổ chức Hội nghị nhà chung cư là gì? Quyết định của Hội nghị nhà chung cư phải lập thành biên bản không?