Chi cục Kiểm định hải quan thuộc cục nào? Chi cục Kiểm định hải quan có tư cách pháp nhân không?
Chi cục Kiểm định hải quan thuộc cục nào? Chi cục Kiểm định hải quan có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 1 Quyết định 958/QĐ-BTC năm 2025 quy định về vị trí, chức năng của Chi cục Kiểm định hải quan như sau:
Vị trí và chức năng
1. Chi cục Kiểm định hải quan là đơn vị thuộc Cục Hải quan có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Hải quan quản lý và tổ chức thực hiện công tác phân tích để phân loại, kiểm định, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục Kiểm định hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chi cục Kiểm định hải quan là đơn vị thuộc Cục Hải quan và có tư cách pháp nhân, con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Chi cục Kiểm định hải quan thuộc cục nào? Chi cục Kiểm định hải quan có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Kiểm định hải quan trong trình Cục trưởng Cục Hải quan là gì?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 958/QĐ-BTC năm 2025 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chi cục Kiểm định hải quan trong trình Cục trưởng Cục Hải quan như sau:
- Quy trình, quy chế nghiệp vụ về công tác phân tích để phân loại, kiểm định, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Danh mục tiếp nhận phân tích để phân loại, kiểm định, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Văn bản hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ về công tác phân tích để phân loại, kiểm định, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại các văn bản pháp luật và quy trình, quy chế nghiệp vụ thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan;
- Giải quyết kiến nghị, khiếu nại, khởi kiện, tố cáo thuộc lĩnh vực phân tích, kiểm định, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan;
- Ý kiến kiến nghị với các Bộ, ngành về giải quyết vướng mắc liên quan đến phân tích đế phân loại, kiểm định, kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm dịch, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
- Kiểm tra, rà soát sự cần thiết, sự phù hợp trang bị, đối tượng sử dụng, địa điểm lắp đặt, chủng loại, yêu cầu nghiệp vụ, yêu cầu kỹ thuật tối thiểu, định mức phân bổ tối đa đối với loại tài sản công phục vụ công tác phân tích để phân loại, kiểm định được giao quản lý trong ngành trình Cục trưởng Cục Hải quan xem xét, phê duyệt.
Lưu ý: Chi cục Kiểm định hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn trong tổ chức thực hiện các hoạt động sau đây:
Tổ chức thực hiện:
- Phân tích để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan;
- Kiểm tra, đánh giá các tiêu chí kỹ thuật của hàng hóa bằng trang thiết bị kỹ thuật làm cơ sở để áp dụng chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi nghiệp vụ của Chi cục Kiểm định hải quan theo phân công của Cục trưởng Cục Hải quan.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Kiểm định hải quan được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 958/QĐ-BTC năm 2025 quy định về cơ cấu tổ chức Chi cục Kiểm định hải quan như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Chi cục Kiểm định hải quan có 03 Phòng, 05 Đội:
a) Phòng Tổng hợp;
b) Phòng Tham mưu xử lý;
c) Phòng Kiểm định;
d) Đội Kiểm định hải quan 1 (Trụ sở tại Thành phố Hà Nội);
đ) Đội Kiểm định hải quan 2 (Trụ sở tại Thành phố Hải Phòng);
e) Đội Kiểm định hải quan 3 (Trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh);
g) Đội Kiểm định hải quan 4 (Trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng);
h) Đội Kiểm định hải quan 5 (Trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
2. Các Đội Kiểm định hải quan có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.
3. Biên chế của Chi cục Kiểm định hải quan do Cục trưởng Cục Hải quan quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Theo đó, Chi cục Kiểm định hải quan có 03 Phòng, 05 Đội:
- Phòng Tổng hợp;
- Phòng Tham mưu xử lý;
- Phòng Kiểm định;
- Đội Kiểm định hải quan 1 (Trụ sở tại Thành phố Hà Nội);
- Đội Kiểm định hải quan 2 (Trụ sở tại Thành phố Hải Phòng);
- Đội Kiểm định hải quan 3 (Trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh);
- Đội Kiểm định hải quan 4 (Trụ sở tại Thành phố Đà Nẵng);
- Đội Kiểm định hải quan 5 (Trụ sở tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nào?
- Dịp lễ ngày 30 4 và 1 5: 10 trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc Nam cần biết khi di chuyển? Thế nào là trạm dừng nghỉ trên cao tốc?
- Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt? Quy trình kỹ thuật kiểm kê?
- Hình ảnh đội diễu binh Trung Quốc tại Việt Nam? Quân đội Trung Quốc đến TP HCM tham gia diễu binh 30 4?
- Chính thức lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 nghỉ 5 ngày đối với đối tượng nào? Người lao động có được nghỉ 5 ngày không?