Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định
Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020 và quy định của pháp luật có liên quan như sau:
- Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
- Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.
Chi phí thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ vào đâu?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Áp dụng quy chuẩn chuyên môn đối với hoạt động giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
1. Quy chuẩn chuyên môn áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp là các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, các loại quy trình, định mức khác được cơ quan có thẩm quyền ban hành trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
2. Đối với lĩnh vực không có quy chuẩn chuyên môn thì việc giám định được căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực cần giám định.
3. Việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn chuyên môn có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Theo đó, việc giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư phải căn cứ văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn chuyên môn có hiệu lực thi hành tại thời điểm xảy ra vụ việc.
Quy trình chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 28/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Quy trình thực hiện giám định tư pháp
...
2. Trường hợp văn bản trưng cầu trực tiếp các Tổng cục, Cục hoặc cơ quan tương đương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đơn vị được trưng cầu giám định căn cứ nội dung trưng cầu giám định để lựa chọn cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành của đơn vị đủ tiêu chuẩn, điều kiện để thực hiện nội dung trưng cầu giám định tư pháp, ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định và gửi người trưng cầu giám định trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trưng cầu giám định, đồng thời gửi Vụ Pháp chế để theo dõi.
3. Chuẩn bị giám định:
a) Người đứng đầu đơn vị có giám định viên tư pháp thực hiện bố trí nhiệm vụ của người được cử tham gia giám định viên tư pháp (nhiệm vụ tại cơ quan mình) để bảo đảm thực hiện giám định tư pháp theo đúng thời hạn theo quy định;
b) Người được cử tham gia giám định viên tư pháp thực hiện nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan;
c) Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu (nếu người trưng cầu giám định chưa gửi kèm quyết định trưng cầu giám định). Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu giám định, đối tượng giám định thì tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có văn bản yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
...
Như vậy, quy trình chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư được thực hiện như sau:
- Người đứng đầu đơn vị có giám định viên tư pháp thực hiện bố trí nhiệm vụ của người được cử tham gia giám định viên tư pháp (nhiệm vụ tại cơ quan mình) để bảo đảm thực hiện giám định tư pháp theo đúng thời hạn theo quy định;
- Người được cử tham gia giám định viên tư pháp thực hiện nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan;
- Tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu (nếu người trưng cầu giám định chưa gửi kèm quyết định trưng cầu giám định). Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu giám định, đối tượng giám định thì tổ chức, cá nhân được trưng cầu giám định có văn bản yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay được quy định như nào theo quy định hiện hành?
- Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện nay có các khung hình phạt nào?
- Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh? Tải về? Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc bao gồm những gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
- Độ tuổi chức danh lãnh đạo xã phường mới Hà Nội 2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính theo Hướng dẫn 09?