Chiêm tinh học là gì? Những điều thú vị về chiêm tinh học? Chiêm tinh học có phải là một tín ngưỡng?

Chiêm tinh học là gì? Những điều thú vị về chiêm tinh học? Chiêm tinh học có phải là một hoạt động tín ngưỡng theo quy định pháp luật hiện nay? Xem chiêm tinh học vi phạm quy định của pháp luật hiện nay không?

Chiêm tinh học là gì? Những điều thú vị về chiêm tinh học?

Chiêm tinh học (Astrology) là một môn huyền học cổ xưa nghiên cứu mối liên hệ giữa chuyển động của các thiên thể như Mặt Trời, Mặt Trăng, các hành tinh với cuộc sống, tính cách và vận mệnh của con người.

Nói một cách dễ hiểu, chiêm tinh học cho rằng vũ trụ có ảnh hưởng đến con người, và vị trí của các hành tinh tại thời điểm một người sinh ra có thể tiết lộ nhiều điều về bản thân của họ. Chiêm tinh học không chỉ xem “hôm nay cung Bảo Bình có gì may mắn” mà còn là một hệ thống biểu tượng sâu sắc và từng được xem như một môn khoa học chính thống thời cổ đại.

Những điều thú vị về chiêm tinh học?

Chiêm tinh học xuất hiện lần đầu tiên tại Babylon (khoảng năm 2000 TCN) và được phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại, Ai Cập sau đó qua tới Ấn Độ và Trung Hoa. Lúc bấy giờ, các vị vua thường tham khảo các nhà chiêm tinh trước khi ra quyết định lớn như ra trận, kết hôn, xây dựng đền đài…

Phần lớn mọi người chỉ biết đến 12 cung hoàng đạo, thực chất chiêm tinh học còn bao gồm: Cung Mọc (cách mà con người thể hiện ra bên ngoài), Cung Mặt Trăng (thế giới cảm xúc và phản ứng nội tâm của con người) và các hành tinh khác. Mỗi hành tinh quản lý một khía cạnh trong đời sống ví dụ như sao Kim quản lý tình yêu, sao Thủy quản lý giao tiếp,...

Mặc dù, không mang tính “dự đoán tương lai” một cách chắc chắn nhưng chiêm tinh học được nhiều người sử dụng như một công cụ để hiểu bản thân hơn. Họ khám phá tính cách ẩn sâu bên trong mình, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và định hướng phát triển của bản thân.

Ngoài ra, sự xung khắc giữa các cung hoàng đạo cũng là một phần của chiêm tinh học. Từ bản đồ sao của hai người, chiêm tinh học có thể cho thấy những điểm hòa hợp và điểm khác biệt trong cảm xúc, giao tiếp và giá trị sống của họ.

Ngày nay, dù chưa được công nhận là khoa học nhưng nó rất gắn bó với đời sống của con người. Nhiều người kể cả doanh nhân, nghệ sĩ, nhà sáng tạo vẫn theo dõi chiêm tinh học để chọn thời điểm ra quyết định, tìm nguồn cảm hứng sáng tạo hay đơn giản là kết nối tâm linh với vũ trụ.

Như vậy, chiêm tinh học là một thế giới kỳ bí, vừa cổ điển lại vừa hiện đại. Nó có thể mang lại cho con người một góc nhìn mới về bản thân và thế giới xung quanh.

*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*

Chiêm tinh học là gì? Những điều thú vị về chiêm tinh học? Chiêm tinh học có phải là một tín ngưỡng?

Chiêm tinh học là gì? Những điều thú vị về chiêm tinh học? Chiêm tinh học có phải là một tín ngưỡng? (Hình từ Internet)

Chiêm tinh học có phải là một hoạt động tín ngưỡng hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 về định nghĩa tín ngưỡng và hoạt động tín ngưỡng như sau:

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.

- Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Theo đó, xem chiêm tinh học không được xem là tín ngưỡng, bởi xem chiêm tinh học không phải là lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống.

Đồng thời, xem chiêm tinh học cũng không là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội theo quy định pháp luật.

Vì thế, xem chiêm tinh học không phải là hoạt động tín ngưỡng.

Xem chiêm tinh học vi phạm quy định của pháp luật hiện nay không?

Việc xem chiêm tinh học hay các hình thức tương tự không bị coi là vi phạm pháp luật ở Việt Nam nếu chỉ mang tính tâm linh, giải trí, cá nhân và không gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.

Tuy nhiên, nếu lợi dụng xem chiêm tinh học để lừa đảo tiền bạc của người khác, tuyên truyền mê tín dị đoan, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự hoặc thuần phong mỹ tục, tổ chức hoạt động mê tín với quy mô lớn, gây tụ tập đông người, trái với quy định pháp luật thì xem là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và có quy định:

Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
...
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
...
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.

Theo đó, hành vi tổ chức xem chiêm tinh học được biến tướng thành dạng hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan thì chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Người tham gia hoạt động mê tín này cũng có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Lưu ý: Mức xử phạt này áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Hoạt động tín ngưỡng
Mê tín dị đoan
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Dự đoán kết quả ngày 20 tháng 4 năm 2025 có tốt không? Giờ hoàng đạo ngày 20 4 2025 tài lộc? Ngày 20 4 2025 tốt hay xấu?
Pháp luật
Xem ngày tốt xấu ngày 19 4 2025 ngày 22 3 âm lịch 2025? Khung giờ hoàng đạo ngày 19 4 2025? Kết quả ngày 19 tháng 4 năm 2025?
Pháp luật
Chiêm tinh học là gì? Những điều thú vị về chiêm tinh học? Chiêm tinh học có phải là một tín ngưỡng?
Pháp luật
Văn khấn ngày rằm, mùng 1 hàng tháng? Cúng ngày rằm, mùng 1 hàng tháng có phải mê tín dị đoan không?
Pháp luật
Kết quả ngày 18 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 18 4 2025 tài lộc? Dự đoán ngày 18 4 2025 tốt hay xấu?
Pháp luật
Thần số học có bao nhiêu số chủ đạo? Mỗi con số mang ý nghĩa như thế nào? Xem thần số học có vi phạm pháp luật?
Pháp luật
Kết quả ngày 17 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 17 4 2025 tài lộc may mắn? Ngày 17 4 2025 có tốt không?
Pháp luật
Dự đoán kết quả ngày 16 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 16 4 2025 tài lộc? Xem ngày tốt xấu ngày 16 4 2025?
Pháp luật
Tử vi tuổi Mão 2025 chi tiết? Tử vi tuổi Mão 2025 theo từng năm sinh có tốt không? Tổng quan tử vi tuổi Mão 2025 ra sao?
Pháp luật
Dự đoán kết quả ngày 15 tháng 4 năm 2025 tốt hay xấu? Giờ hoàng đạo ngày 15 4 2025 tài lộc? Xem ngày tốt xấu ngày 15 4 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hoạt động tín ngưỡng
30 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào