Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt? Đợt tấn công đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở đâu?
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt? Đợt tấn công đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở đâu?
Tại Phần II Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) ban hành kèm Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024 có nêu:
II. DIỄN BIẾN, KẾT QUẢ CỦA CHIẾN DỊCH
...
Sau khi công tác chuẩn bị hoàn thành, ngày 13/3/1954, quân ta nổ súng tiến công Điện Biên Phủ. Chiến dịch diễn ra thành ba đợt trong gần hai tháng:
Đợt 1: Từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954, quân ta đã mưu trí, dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ hệ thống phòng ngự trên hướng Bắc và Đông Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ; mở toang cánh cửa cho quân ta tiến xuống vùng lòng chảo và khu trung tâm. Hai tiểu đoàn tinh nhuệ nhất của địch bị tiêu diệt gọn, một tiểu đoàn khác và 3 đại đội ngụy Thái tan rã. Một số lượng lớn pháo 105 ly và pháo cối 120 ly của địch bị ta phá hủy hoàn toàn, hầu hết các máy bay chiến đấu trong vùng lòng chảo đều bị ta tiêu diệt.
Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 26/4/1954, quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm. Ta đã tiêu diệt khoảng 5.000 tên địch, trong số đó gồm 4 tiểu đoàn và 9 đại đội (chiếm khoảng ½ tổng số quân địch ở phân khu Bắc và phân khu trung tâm); khống chế được phần lớn điểm cao phía đông, phát triển trận địa tới sát sân bay, thắt chặt vòng vây, chia cắt, khống chế các khu vực còn lại trong tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, kiểm soát sân bay Mường Thanh, hạn chế tiếp viện của địch cho tập đoàn cứ điểm.
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954, quân ta đánh chiếm các cứ điểm còn lại ở phía Đông, diệt một số cứ điểm phía Tây và mở đợt tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. 17 giờ ngày 06/5/1954, pháo binh và hỏa tiễn của ta bắn dữ dội vào các cứ điểm địch, mở đường cho bộ binh tiến công. Tại khu đồi A1, sau khi cho nổ 1 tấn bộc phá tiêu diệt hầm ngầm địch, bộ đội ta chia làm nhiều mũi, theo các đường hào đánh lên đỉnh đồi. 17 giờ 30 phút ngày 07/5/1954,Tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị bắt sống. Ngay trong đêm đó quân ta tiếp tục tiến công phân khu Nam, đánh địch tháo chạy về Thượng Lào, đến 22 giờ toàn bộ quân địch đã bị bắt làm tù binh.
Như vậy, Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm ba đợt trong gần hai tháng:
Đợt 1: Từ ngày 13/3 đến ngày 17/3/1954
Đợt 2: Từ ngày 30/3 đến ngày 26/4/1954
Đợt 3: Từ ngày 01/5 đến ngày 07/5/1954.
Theo đó, trong đợt tấn công đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ quân ta đã mưu trí, dũng cảm tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam và Độc Lập, bức hàng cứ điểm Bản Kéo, phá vỡ hệ thống phòng ngự trên hướng Bắc và Đông Bắc của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra làm mấy đợt? Đợt tấn công đầu tiên của Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra ở đâu? (Hình từ Internet)
Bài học kinh nghiệm rút ra được từ Chiến thắng Điện Biên Phủ là gì?
Bài học kinh nghiệm của chiến dịch Điện Biên Phủ được quy định tại Mục 3 Phần III Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) ban hành kèm Hướng dẫn 135-HD/BTGTW năm 2024, cụ thể như sau:
“Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, anh dũng của quân và dân cả nước ta chống thực dân Pháp xâm lược và sự can thiệp Mỹ. Đây là chiến thắng vĩ đại của Nhân dân ta và cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Chiến thắng Điện Biên Phủ càng làm sáng ngời chân lý của chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại ngày nay; chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa để quốc nhất định thất bại, cách mạng giải phóng dân tộc nhất định thành công”[6]. Từ thắng lợi vĩ đại này, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu:
- Một là, xác định đường lối kháng chiến đúng đắn, tiến hành chiến tranh Nhân dân, toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến vừa kiến quốc vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.
- Hai là, phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta.
- Ba là, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực tự cường, sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
- Bốn là, xây dựng sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân - nông dân - trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Năm là, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế.
___
[6] Lời đề của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Bảo tàng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1964.
Ngày Chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ có phải ngày lễ lớn trong nước không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Ngày Chiến thắng Chiến dịch Điện Biên Phủ - ngày 07/5/1954 là một trong những ngày lễ lớn của nước ta.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc dành cho hộ sinh nhân ngày Quốc tế hộ sinh 5 tháng 5? Gợi ý quà tặng dành cho hộ sinh?
- Theo Quyết định 171, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông có tư cách pháp nhân không? Giám đốc Học viện do ai quyết định?
- Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được chuyển về nước tiền lương, tiền công không?
- Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể thuộc cơ quan nào? Đơn vị sự nghiệp công lập nào trực thuộc Cục?
- Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán được quy định như thế nào?