Chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc khi sắp xếp đơn vị hành chính do cơ quan nào ban hành theo Nghị định 29?
- Chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc khi sắp xếp đơn vị hành chính do cơ quan nào ban hành theo Nghị định 29?
- Chính sách nghỉ việc đối với cán bộ không chuyên trách xã do sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị định 29 thế nào?
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính là gì?
Chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc khi sắp xếp đơn vị hành chính do cơ quan nào ban hành theo Nghị định 29?
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thuộc đối tượng thực hiện chính sách tinh giản biên chế.
Theo Điều 14 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)
1. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Chỉ đạo triển khai tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định này;
b) Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế hàng năm; lập danh sách đối tượng tinh giản biên chế và dự toán kinh phí thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định;
c) Chỉ đạo Sở Nội vụ thẩm định danh sách đối tượng tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý;
...
e) Định kỳ trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổng hợp kết quả, đánh giá tình hình thực hiện tinh giản biên chế của năm trước liền kề thuộc phạm vi quản lý và gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính tổng hợp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
g) Trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ thêm đối với đối tượng tinh giản biên chế.
...
Như vậy, chính sách hỗ trợ thêm đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc khi sắp xếp đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương.
Chính sách hỗ trợ thêm cho cán bộ không chuyên trách cấp xã nghỉ việc khi sắp xếp đơn vị hành chính do cơ quan nào ban hành theo Nghị định 29? (hình từ internet)
Chính sách nghỉ việc đối với cán bộ không chuyên trách xã do sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị định 29 thế nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng tinh giản biên chế là cán bộ không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 12 tháng kể khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền thì được hưởng trợ cấp như sau:
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giữ các chức danh bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thì được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên;
- Đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố giữ các chức danh không do bầu cử: Cứ mỗi tháng nghỉ trước so với thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp được hưởng trợ cấp bằng 1/2 mức phụ cấp hàng tháng hiện hưởng. Riêng đối tượng có thời điểm nghỉ hưu trước thời điểm kết thúc lộ trình sắp xếp thì số tháng được hưởng trợ cấp được tính bằng số tháng nghỉ trước so với thời điểm nghỉ hưu nêu trên.
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách dôi dư khi sắp xếp đơn vị hành chính là gì?
Theo Điều 11 Nghị định 29/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện tinh giản biên chế
1. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 2 Nghị định này do ngân sách nhà nước cấp.
Riêng đối với đối tượng là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Riêng người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động được áp dụng chế độ, chính sách như công chức theo quy định của Chính phủ thì kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế được lấy từ kinh phí thường xuyên của cơ quan, tổ chức.
2. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên hoặc từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị.
3. Kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này được lấy từ kinh phí thường xuyên của Hội bao gồm nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, nguồn từ hội phí và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với cán bộ không chuyên trách dôi dư do ngân sách nhà nước cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?
- Chiến dịch Hồ Chí Minh có tên gọi khác là gì? Chiến dịch Hồ Chí Minh Toàn thắng vào lúc mấy giờ?
- Trẻ em dưới 6 tuổi có được miễn phí vé tham quan Dinh Độc Lập không? Vé tham quan Dinh Độc Lập đối với trẻ em trên 6 tuổi?
- Sắp xếp, xử lý trụ sở, tài chính, tài sản công sau sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 theo Nghị quyết 76 ra sao?