Chổ gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào?
- Gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (hay chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào?
- Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức phật kết thúc khi nào? Nghĩa vụ của cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
- Ai cũng có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đúng không?
Gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (hay chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào?
Xá lợi Đức Phật là bảo vật quốc gia của Ấn Độ, hiện được tôn trí tại Bảo tàng Quốc gia New Delhi. Việc đưa xá lợi ra nước ngoài được xem như chuyến công du của nguyên thủ quốc gia.
Ngày 02 5 2025, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được rước về chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn, Bình Chánh, TP.HCM), mở cửa chiêm bái xá lợi Đức Phật từ 6h ngày 3 5 đến trưa ngày 8 5. Riêng sáng ngày 6 5 dành riêng cho đại biểu dự Đại lễ Vesak.
Theo đó, Ban tổ chức bố trí 3 bãi đậu xe dành cho khách đến chiêm bái xá lợi Đức Phật.
Bãi đậu xe số 1 dành cho tất cả phương tiện ô tô từ 4 chỗ đến 45 chỗ (các xe trên 16 chỗ phải vào bãi này).
Bãi xe đậu số 2 dành cho xe máy và ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ.
Bãi đậu xe số 3 dành cho xe máy và ô tô 4 chỗ, 7 chỗ, 16 chỗ (từ 29 chỗ trở lên không được vào).
Từ bãi xe, ban tổ chức bố trí xe trung chuyển đưa khách đến các điểm để vào nhà chờ chiêm bái xá lợi Phật và ngược lại.
Từ ngày 6 đến 8 5, các xe không có phù hiệu, không lưu thông vào đường Lê Đình Chi. Tùy tình hình thực tế, ban tổ chức sẽ điều chỉnh linh hoạt để đảm bảo việc di chuyển thuận tiện nhất.
Các xe đại biểu dự Vesak 2025 phải gắn phù hiệu nhận diện của ban tổ chức trên kính xe. Xe di chuyển theo lộ trình vào đường Lê Đình Chi, rẽ vào đường Lê Chính Đáng, đến bãi đậu xe.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Chổ gửi xe để chiêm bái xá lợi Đức Phật tại Chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn), Bình Chánh thế nào? Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức phật kết thúc khi nào? (hình từ Internet)
Lịch trình chiêm bái xá lợi Đức phật kết thúc khi nào? Nghĩa vụ của cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Bắt đầu từ 6h ngày 3 5 tăng ni, phật tử, người dân có thể vào để chiêm bái. Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại Chùa Thanh Tâm, huyện Bình Chánh (TP HCM) từ 6h đến 22h từ ngày 3 5 đến trưa ngày 8 5.
- Chiều ngày 8 5: Lễ cung tiễn Xá lợi Phật đi núi Bà Đen, Tây Ninh. Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí tại Núi Bà Đen từ 5h đến 22h từ ngày 9 5 đến ngày 12 5.
- Sáng ngày 13 5: Lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật ra Hà Nội và được tôn trí tại Chùa Quán Sứ từ 6h đến 21h từ ngày 14 5 đến ngày 16 5.
- Sáng ngày 17 5: Lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật đi Chùa Tam Chúc (tỉnh Hà Nam) và được tôn trí tại đây từ 6h đến 21h từ ngày 17 5 đến ngày 21 5.
- Chiều ngày 21 5: Lễ cung tiễn Xá lợi Đức Phật đi sân bay quốc tế Nội Bài trở về Ấn Độ.
Như vậy, lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật sẽ kết thúc vào chiều ngày 21 5.
*Thông tin "lịch trình chiêm bái xá lợi Đức Phật" chỉ mang tính chất tham khảo
Nghĩa vụ của cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.
Ai cũng có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào đúng không?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản bàn giao tiếp nhận tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có bao nhiêu bến cảng? Cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh phân thành loại mấy?
- Chi cục Thuế Quận Gò Vấp đổi tên thành Đội Thuế gì và thuộc Chi cục Thuế khu vực mấy? Địa chỉ Chi cục Thuế Quận Gò Vấp ở đâu?
- Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan gì? Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có bao nhiêu Phó chủ tịch?
- Xét công nhận tốt nghiệp THPT: Đạt huy chương bạc thể dục thể thao được cộng bao nhiêu điểm khuyến khích?