Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay là gì? Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay?
- Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay là gì?
- Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay là gì? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay là gì?
Theo Thông bạch 41/TB-HĐTS Thông bạch về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 quy định về Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025 là "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Chủ đề chính của Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay là gì? Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay? (Hình từ Internet)
Hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay là gì? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Thông bạch 41/TB-HĐTS Thông bạch về việc hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 quy định về hình thức tổ chức Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc năm nay như sau:
(1) Triển khai, phổ biến các văn kiện liên quan Đại lễ Phật đản Vesak do Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành.
(2) Ban Hoằng pháp, Ban Văn hóa, Ban Thông tin Truyền thông phổ biến tinh thần, nội dung và các hoạt động Phật đản Vesak tới đông đảo quần chúng về Đại lễ ý nghĩa này.
(3) Cử đoàn đại biểu đại diện Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh tham dự đại lễ Phật đản Vesak Liên Hiệp Quốc PL. 2569 – DL. 2025 tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh (Trung ương Giáo hội sẽ có thông báo cụ thể thành phần Đại biểu địa phương, thời gian, thư mời tham dự Đại lễ tại Tp. Hồ Chí Minh).
(4) Đăng ký với UBND, Sở VHTTDL tại địa phương trong việc treo cờ Phật giáo và biểu ngữ, pano, áp phích chào mừng Đại lễ Phật đản Vesak (như nêu ở phần II, mục B của Thông bạch).
(5) Tại Trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, trụ sở Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp huyện, trong khuôn viên Tự viện thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo, kết hoa, treo lồng đèn, bóng bay Phật đản và treo biểu ngữ chào mừng Phật đản (có thể sử dụng song ngữ Việt - Anh). Cờ Tổ quốc được treo phía tay trái từ trong nhìn ra và phải lớn hơn cờ Phật giáo từ một đến hai phân (nếu là cờ lớn).
(6) Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện hướng dẫn Phật tử treo cờ Phật giáo, phan, phướn, lồng đèn v.v... tại tư gia.
(7) Tổ chức xe hoa diễu hành theo từng địa phương. Thời gian xe hoa diễu hành do Quý Ban ấn định phù hợp với kế hoạch tổ chức Đại lễ tại địa phương.
(8) Tổ chức hoa đăng, phóng sinh đăng trên sông, hồ tại những nơi có điều kiện.
(9) Nếu địa phương có đủ điều kiện thì tổ chức Hội thảo, Tọa đàm về ý nghĩa ngày Đại Lễ Phật đản Vesak năm 2025.
(10) Nếu địa phương đủ điều kiện thì tổ chức triển lãm văn hóa Phật giáo tại trụ sở Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, hoặc tại các Tự viện lớn, hoặc địa điểm khác. Nội dung triển lãm cần nêu bật được tinh thần Phật giáo nhập thế và đồng hành với dân tộc: Di sản văn hoá Phật giáo, pháp khí, tranh ảnh nghệ thuật, thư pháp v.v...
(11) Tổ chức văn nghệ mừng Đại Lễ Phật đản tại các lễ đài, cơ sở Tự viện, nhà Văn hóa, nhà hát công cộng... Nếu điều kiện cho phép, Quý Ban đăng ký với các đài phát thanh, truyền hình của địa phương để phát sóng một số sự kiện nổi bật của Phật giáo địa phương nhân Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Việt Nam.
(12) Tổ chức lễ hội văn hóa và hội chợ ẩm thực chay trong thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản.
(13) Tổ chức đặt vòng hoa tưởng niệm tại các nghĩa trang và đài Liệt sĩ.
(14) Tổ chức ủy lạo, từ thiện xã hội, thăm viếng và tặng quà các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với đất nước, thương bệnh binh, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em khuyết tật, mồ côi, trại dưỡng lão v.v... để mang thông điệp Từ bi của Đạo Phật đến với mọi người.
(15) Có kế hoạch đảm bảo an toàn trong việc phòng, chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm, chống cháy nổ trong suốt thời gian tổ chức Đại lễ Phật đản.
Thông tin mang tính tham khảo!
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
- Tập hợp đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không theo tín ngưỡng, tôn giáo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Phản ánh kịp thời ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của Nhân dân về các vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; phản biện xã hội đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật.
- Tham gia tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người theo tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo và Nhân dân thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tại sao lợn có lòng se điếu? Bán lòng se điếu có sự dụng phụ gia độc hại bị phạt bao nhiêu tiền?
- Kỳ họp Quốc hội giữa năm khai mạc vào ngày mấy? Trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội?
- Công văn 500/TTg-KSTT phân định thẩm quyền giải quyết TTHC của cấp huyện ra sao? Tải về Công văn 500?
- Nghị định 77 xác lập quyền sở hữu toàn dân có áp dụng đối với tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa không?
- Trăng lưỡi liềm đỏ là gì? Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế người lao động có được nghỉ làm không?