Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cần đáp ứng những điều kiện nào? Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn?
Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về điều kiện cần đáp ứng của chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn như sau:
Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn
1. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng đủ các yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử.
Chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập được xem là đáp ứng đủ các yêu cầu tại khoản 2 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử.
2. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, bao gồm:
a) Hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức tạo lập;
b) Hoạt động chuyên ngành hoặc lĩnh vực, có cùng tính chất hoạt động hoặc mục đích công việc và được liên kết với nhau thông qua điều lệ hoạt động hoặc văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, hình thức liên kết, hoạt động chung;
c) Hoạt động đại diện cho chính cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn để giao dịch với tổ chức, cá nhân khác.
...
Theo đó, chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn phải đáp ứng đủ các yêu cầu sau đây:
- Xác nhận chủ thể ký và khẳng định sự chấp thuận của chủ thể ký đối với thông điệp dữ liệu;
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ gắn duy nhất với nội dung của thông điệp dữ liệu được chấp thuận;
- Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chuyên dùng chỉ thuộc sự kiểm soát của chủ thể ký tại thời điểm ký;
- Hiệu lực của chữ ký điện tử chuyên dùng có thể được kiểm tra theo điều kiện do các bên tham gia thỏa thuận.
Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn cần đáp ứng những điều kiện nào? Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn? (Hình từ Internet)
Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn có giá trị pháp lý không?
Căn cứ Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2023 quy định giá trị pháp lý của chữ ký điện tử như sau:
Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì được thể hiện dưới dạng chữ ký điện tử.
2. Chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.
3. Trường hợp pháp luật quy định văn bản phải được cơ quan, tổ chức xác nhận thì yêu cầu đó được xem là đáp ứng đối với một thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số của cơ quan, tổ chức đó.
Theo đó, chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn hoặc chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký của cá nhân đó trong văn bản giấy.
Hồ sơ cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn gồm những gì?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về hồ sơ cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn như sau:
- Đơn đề nghị cấp chứng nhận chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 23/2025/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ, bao gồm bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao đối chiếu với bản chính của một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài, quyết định thành lập hoặc văn bản quy định về cơ cấu, tổ chức hoặc giấy chứng nhận, giấy phép tương đương hợp lệ khác theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về doanh nghiệp;
- Điều lệ hoạt động, văn bản quy định về cơ cấu, tổ chức; về hình thức liên kết, hoạt động chung để chứng minh việc sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 23/2025/NĐ-CP;
- Văn bản chứng minh việc tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn đáp ứng đủ các yêu cầu tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 23/2025/NĐ-CP theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 23/2025/NĐ-CP;
- Quy chế chứng thực theo quy định tại Điều 29 Nghị định 23/2025/NĐ-CP, cụ thể:
- Quy chế chứng thực mẫu bao gồm tối thiểu các nội dung về chính sách chứng thư chữ ký điện tử, phạm vi, mục đích sử dụng, đối tượng được cấp, phát hành, yêu cầu đối với vòng đời hoạt động của chứng thư chữ ký điện tử/chứng thư chữ ký số.
- Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chế chứng thực mẫu.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy và tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn có trách nhiệm xây dựng, công khai, thực hiện quy chế chứng thực trên cơ sở quy chế chứng thực mẫu. Khi có sự thay đổi thông tin trong quy chế chứng thực phải thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia).








Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?