Chủ sở hữu công trình điện lực là ai? Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được thực hiện kiểm tra như thế nào?
Chủ sở hữu công trình điện lực là ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2025/TT-BCT có định nghĩa về chủ sở hữu công trình điện lực như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ sở hữu công trình điện lực là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình phát điện, trạm điện, truyền tải điện, phân phối điện.
2. Đơn vị quản lý vận hành công trình điện lực là đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động điện lực được Chủ sở hữu công trình điện lực giao nhiệm vụ quản lý, vận hành công trình phát điện, trạm điện, truyền tải điện, phân phối điện.
3. Người vận hành, thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây tải điện hoặc thiết bị điện là người lao động của các đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, xây lắp điện, dịch vụ sửa chữa, sử dụng điện để sản xuất (có trạm điện riêng) trực tiếp thực hiện các công việc vận hành, thí nghiệm, thử nghiệm, kiểm định, xây lắp, sửa chữa đường dây tải điện hoặc thiết bị điện.
...
Theo đó, chủ sở hữu công trình điện lực được hiểu là tổ chức, cá nhân sở hữu công trình phát điện, trạm điện, truyền tải điện, phân phối điện.
Chủ sở hữu công trình điện lực là ai? Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được thực hiện kiểm tra như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được thực hiện kiểm tra như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Nội dung kiểm tra an toàn trong phát điện, truyền tải điện, phân phối điện
1. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực, bao gồm:
a) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm.
c) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.
d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và công trình nguồn điện khác.
2. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn điện.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật thiết bị, dụng cụ điện.
Như vậy, hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được thực hiện kiểm tra, cụ thể như sau:
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn đường cáp điện ngầm.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn trạm điện.
- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về hành lang bảo vệ an toàn công trình điện gió và công trình nguồn điện khác.
Việc bảo vệ an toàn công trình điện lực được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Điện lực 2024 có quy định như sau:
Theo đó, việc bảo vệ an toàn công trình điện lực được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể như sau:
(1) Đơn vị điện lực và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, đường cáp điện ngầm, trạm điện, nhà máy phát điện và các công trình điện lực khác theo quy định của pháp luật. Người sử dụng đất có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị điện lực tiếp cận công trình điện lực để kiểm tra, sửa chữa, bảo trì và khắc phục sự cố.
(2) Khi xây dựng, cải tạo, sửa chữa, mở rộng công trình điện lực hoặc công trình khác có khả năng gây ảnh hưởng đến nhau thì đơn vị điện lực và tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm sau đây:
- Phối hợp triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn về điện và xây dựng;
- Thông báo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện các nguy cơ, hiện tượng mất an toàn đối với công trình điện lực;
- Bồi thường khi gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về dân sự.
(3) Khi không còn khai thác, sử dụng thì công trình điện lực, thiết bị điện phải được xử lý, tháo dỡ, quản lý bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật về bảo vệ môi trường.
(4) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ an toàn công trình điện lực tại Luật Điện lực 2024 và luật khác có liên quan; kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ an toàn công trình điện lực.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu viết văn nghị luận về tệ nạn xã hội lớp 9 ngắn gọn? Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội là bao nhiêu?
- Diễu hành xe hoa kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak diễn ra lúc mấy giờ? Chi tiết lộ trình diễu hành xe hoa tại TPHCM?
- Tham khảo đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Việt lớp 3? Phương pháp dạy viết và yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Việt?
- Chi phí thực hiện cầm giữ định đoạt hàng hóa thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do ai chịu?
- Thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2025 tại cấp tỉnh? Hồ sơ thủ tục chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp?