Chủ sở hữu hồ chứa thủy điện có phải công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt không?
Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện có cần lập trước khi hồ chứa đi vào hoạt động không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 32 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về quy trình vận hành hồ chứa thủy điện như sau:
Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện
…
2. Chủ đầu tư công trình thủy điện lập quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước lần đầu và bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy điện, tài nguyên nước và phòng, chống thiên tai;
…
Theo đó, chủ đầu tư công trình thủy điện lập quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trước khi tích nước lần đầu và bàn giao cho đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện, các cơ quan quản lý nhà nước về thủy điện, tài nguyên nước và phòng, chống thiên tai.
Như vậy, quy trình vận hành hồ chứa thủy điện phải được lập trước khi hồ chứa đi vào hoạt động. Và phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chủ sở hữu hồ chứa thủy điện có phải công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt không? (Hình ảnh từ Internet)
Chủ sở hữu công trình hồ chứa thủy điện có phải công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt không?
Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 32 Nghị định 62/2025/NĐ-CP quy định về quy trình vận hành hồ chứa thủy điện như sau:
Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện
…
4. Trách nhiệm thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt:
a) Đơn vị quản lý vận hành công trình thủy điện có trách nhiệm: vận hành theo quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, quy trình vận hành liên hồ chứa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn công trình thủy điện, tài nguyên nước; ghi chép hoạt động vận hành hồ chứa thủy điện vào nhật ký vận hành dưới hình thức bản giấy, bản điện tử hoặc phần mềm chuyên dụng khác do chủ sở hữu công trình quyết định;
b) Chủ sở hữu công trình thủy điện có trách nhiệm: công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn công trình thủy điện, tài nguyên nước; tổ chức kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý vận hành thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của tỉnh; chỉ đạo việc đảm bảo an toàn, quyết định biện pháp xử lý các sự cố khẩn cấp đối với công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tình huống khẩn cấp vượt quá khả năng ứng phó của địa phương;
…
Theo đó, chủ sở hữu công trình hồ chứa thủy điện phải công bố công khai quy trình vận hành hồ chứa đã được phê duyệt. Đây là trách nhiệm của chủ sở hữu công trình thủy điện.
Ngoài ra, chủ sở hữu công trình thủy điện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn công trình thủy điện, tài nguyên nước; tổ chức kiểm tra, giám sát đơn vị quản lý vận hành thực hiện quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;
Chủ đầu tư có cần kiểm định định kỳ đánh giá độ an toàn hồ chứa thủy điện không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 77 Luật Điện lực 2024 quy định về an toàn trong giai đoạn quản lý, vận hành như sau:
An toàn trong giai đoạn quản lý, vận hành
1. Chủ đầu tư, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành công trình thủy điện có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn đập, hồ chứa nước, pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về phòng, chống thiên tai và các quy định sau đây:
a) Vận hành công trình thủy điện phải tuân thủ quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành hồ chứa thủy điện, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Thực hiện kê khai đăng ký an toàn đập, hồ chứa thủy điện; quan trắc công trình đập, hồ chứa thủy điện, bồi lắng lòng hồ; quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; kiểm định định kỳ hoặc đột xuất công trình; kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện; lập và thực hiện bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình và thiết bị; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du đập, hồ chứa thủy điện; lưu trữ hồ sơ theo quy định;
…
Theo đó, chủ đầu tư cần phải kiểm định định kỳ đánh giá độ an toàn hồ chứa thủy điện.
Ngoài ra, chủ đầu tư cần phải thực hiện kê khai đăng ký an toàn hồ chứa thủy điện; quan trắc công trình hồ chứa thủy điện, bồi lắng lòng hồ; quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng; lập và thực hiện bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, hiện đại hóa công trình và thiết bị; bảo vệ, bảo đảm an toàn công trình, vùng hạ du hồ chứa thủy điện; lưu trữ hồ sơ theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Viết đoạn văn 200 chữ về lối sống thực dụng của giới trẻ hiện nay? Yêu cầu cần đạt về quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5?
- 03 Đoạn văn kể về chuyến đi thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh? Chức năng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là gì?
- Mẫu Báo cáo tổng kết năm học của Tổ chuyên môn mới nhất? Tổ chuyên môn trường trung học có nhiệm vụ gì?
- Viết đoạn văn tả bức ảnh của gia đình em? Viết đoạn văn tả bức ảnh của em hoặc gia đình em lớp 3?
- Chi tiết Lịch Triển lãm Doraemon Landmark 81 TPHCM? 8 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động triển lãm thế nào?