Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không?
Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 11 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội như sau:
Khai mạc, bế mạc kỳ họp Quốc hội
...
2. Chủ tịch Quốc hội khai mạc và bế mạc kỳ họp Quốc hội. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Tại phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự phiên họp.
Khi bắt đầu phiên khai mạc và kết thúc phiên bế mạc, Quốc hội làm lễ chào cờ. Tại lễ chào cờ, quân nhạc cử Quốc thiều, đại biểu Quốc hội và những người tham dự hát Quốc ca.
Như vậy, tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không? (Hình từ Internet)
Người nào được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội, dự thính tại phiên họp Quốc hội như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội quy định tại khoản này được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội được phân công điều hành phiên họp đồng ý hoặc yêu cầu.
- Khách mời danh dự trong nước,khách mời danh dự quốc tế do Chủ tịch Quốc hội quyết định theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội về khách mời danh dự quốc tế trước khi báo cáo Chủ tịch Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc khách mời danh dự trong nước phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Tổng Thư ký Quốc hội; xem xét việc khách mời danh dự quốc tế phát biểu tại phiên họp toàn thể của Quốc hội theo đề nghị của Thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội để trình Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào chương trình kỳ họp Quốc hội.
- Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội. Căn cứ chương trình kỳ họp Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội quyết định danh sách người được mời quy định tại khoản này.
- Công dân có thể được dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội. Tổng Thư ký Quốc hội tổ chức việc công dân dự thính các phiên họp công khai của Quốc hội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội là gì?
Căn cứ theo Điều 72 Hiến pháp 2013, Chủ tịch Quốc hội chủ tọa các phiên họp của Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội; giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
Bên cạnh đó tại Điều 64 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội bao gồm:
- Chủ tọa các phiên họp của Quốc hội, bảo đảm thi hành các quy định về hoạt động của đại biểu Quốc hội, các quy định về kỳ họp Quốc hội; ký chứng thực Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
- Lãnh đạo công tác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chỉ đạo việc chuẩn bị dự kiến chương trình, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội; ký pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Chủ tọa hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và các hội nghị khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội tổ chức.
- Triệu tập và chủ tọa hội nghị Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội bàn chương trình hoạt động của Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; tham dự phiên họp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội khi cần thiết.
- Giữ quan hệ với các đại biểu Quốc hội.
- Chỉ đạo việc thực hiện kinh phí hoạt động của Quốc hội.
- Chỉ đạo và tổ chức việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam trong các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bài thơ tiêu biểu trong tập thơ Nhật ký trong tù của Bác Hồ? Bài thơ có được bảo hộ quyền tác giả không?
- Tuần tra trật tự có phải nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động không? CSCĐ hoạt động dựa theo nguyên tắc nào?
- Chủ tịch Quốc hội khóa trước khai mạc kỳ họp Quốc hội tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội phải không?
- Quan hệ tình dục với người 15 tuổi tự nguyện có phạm tội không? Nguyên tắc xử lý người phạm tội xâm hại tình dục?
- Căn cứ thành lập Hội đồng thi hành án tử hình là gì? Hội đồng thi hành án tử hình giải thể khi nào?