Chùa Tam Chúc tổ chức đêm hoa đăng sau hoạt động chiêm bái xá lợi Đức Phật? Các hành vi bị cấm khi thả hoa đăng?
Chùa Tam Chúc tổ chức đêm hoa đăng sau hoạt động chiêm bái xá lợi Đức Phật?
Xá lợi Đức Phật là quốc bảo linh thiêng của Ấn Độ, được xem là thánh vật tối cao đối với hàng triệu tín đồ Phật giáo toàn cầu. Đây là lần đầu tiên Xá lợi Đức Phật được cung thỉnh đến Việt Nam.
Sự kiện cung nghinh Xá lợi Đức Phật sẽ được tôn trí, chiêm bái tại chùa Tam Chúc từ ngày 17 5 đến ngày 20 5 2025.
Cùng với hoạt động cầu an, chiêm bái xá lợi Đức Phật, chùa Tam Chúc còn tổ chức kính mừng Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Trung tâm hội nghị quốc tế Vesak ngày 18 5.
Trồng cây Từ Tâm ươm mầm trí tuệ tại Vườn ươm Từ Bi chùa Tam Chúc ngày 19 5 và đêm hoa đăng cầu quốc thái dân an và tri ân tưởng niệm tại Tam Quan nội vào đêm 19 5.
Như vậy, chùa Tam Chúc sẽ tổ chức đêm hoa đăng cầu quốc thái dân an và tri ân tưởng niệm tại Tam Quan nội vào đêm 19 tháng 5.
*Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo*
Chùa Tam Chúc tổ chức đêm hoa đăng sau hoạt động chiêm bái xá lợi Đức Phật? Các hành vi bị cấm khi thả hoa đăng? (Hình từ Internet)
Những hành vi nào bị nghiêm cấm khi tham gia đêm hoa đăng tại chùa Tam Chúc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 khi tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Theo đó, hoạt động thả hoa đăng cầu quốc thái dân an tại chùa Tam Chúc được xem như hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thả hoa đăng cầu quốc thái dân an tại chùa Tam Chúc được quy định như nêu trên.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định tại như sau:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, tại Điều 8 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đối với người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam như sau:
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có quyền:
+ Sinh hoạt tôn giáo, tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo;
+ Sử dụng địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung;
+ Mời chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người Việt Nam thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo; mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo;
+ Vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng về tôn giáo của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam;
+ Mang theo xuất bản phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được giảng đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác ở Việt Nam.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập phải đáp ứng chỉ tiêu biên chế ra sao? Số lượng cán bộ công chức cấp xã sau khi sáp nhập?
- Bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra trường? Mẫu bài phát biểu của phụ huynh trong lễ tri ân lớp 5 ra sao?
- Lễ Thượng cờ Lăng Bác mấy giờ? Lễ thượng cờ diễn ra vào thời gian nào? Lễ Thượng cờ Lăng Bác vào thứ mấy?
- Mẫu Giấy mời dự lễ tổng kết năm học mới nhất? Lễ tổng kết năm học năm nay phải tổ chức trước ngày bao nhiêu?
- Mức tiền lương bình quân thực hiện trong doanh nghiệp nhà nước được xác định như thế nào theo Nghị định 44?