Chứng cứ là gì? Việc thu thập chứng cứ là phương điện tử, dữ liệu điện tử được tiến hành thế nào?
Chứng cứ trong vụ án hình sự là gì?
Theo Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì chứng cứ được hiểu như sau:
Chứng cứ
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Như vậy chứng cứ là những gì có thật, được thu thập bảo quản theo quy định của Pháp luật. Chứng có là căn cứ để xác định hành vi phạm tội, người thực hiện và những tình tiết có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Các nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự, cách thu thập chứng cứ là gì?
Các nguồn của chứng cứ trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 87 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Nguồn chứng cứ
1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:
a) Vật chứng;
b) Lời khai, lời trình bày;
c) Dữ liệu điện tử;
d) Kết luận giám định, định giá tài sản;
đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;
e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;
g) Các tài liệu, đồ vật khác.
2. Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.
Như vậy những nguồn chứng cứ có thể thu thập được bao gồm Vật chứng; Lời khai, lời trình bày; Dữ liệu điện tử; Kết luận giám định, định giá tài sản; Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; Các tài liệu, đồ vật khác.
Những chứng cứ này phải được thu nhập theo trình tự, thủ tục được quy định tại Luật này, nếu không thì sẽ không có giá trị pháp lý. Việc thu thập chứng cứ cũng được quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Theo đó thì:
- Cơ quan tố tụng có quyền thu thập chứng cứ, yêu cầu cá nhân, tổ chức cung cấp tài liệu, dữ liệu điện tử, đồ vật, tình tiết liên quan.
- Người bào chữa được gặp bị can, bị hại, nhân chứng để hỏi, nghe trình bày và đề nghị cung cấp chứng cứ phục vụ việc bào chữa.
- Người tham gia tố tụng khác, tổ chức, cá nhân đều có quyền cung cấp chứng cứ và trình bày về vụ án.
- Cơ quan tố tụng khi tiếp nhận chứng cứ phải lập biên bản giao nhận, kiểm tra và đánh giá theo quy định.
- Trong 5 ngày từ khi lập biên bản hoặc nhận chứng cứ (trừ khi Kiểm sát viên giám sát trực tiếp), Cơ quan điều tra phải chuyển tài liệu cho Viện kiểm sát. Trường hợp có trở ngại khách quan, thời hạn tối đa là 15 ngày. Viện kiểm sát đóng dấu, sao lưu và trả lại tài liệu trong vòng 3 ngày, việc giao nhận được lập biên bản theo quy định.
Chứng cứ là phương tiện, dữ liệu điện tử (Hình ảnh Internet)
Thu thập chứng cứ là phương điện tử, dữ liệu điện tử được tiến hành thế nào?
Việc thu thập chứng cứ là phương tiện, dữ liệu điện tử được quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 như sau:
Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
1. Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong được tiến hành theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không thể thu giữ phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ, bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã sao lưu và cơ quan, tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2. Khi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên đường truyền, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến hành phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử.
4. Việc phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu điện tử chỉ được thực hiện trên bản sao; kết quả phục hồi, tìm kiếm, giám định phải chuyển sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
5. Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo quy định của Bộ luật này. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu điện tử phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu hoặc bản sao dữ liệu điện tử.
Như vậy quá trình thu thập chứng cứ là phương tiện, dữ liệu điện tử diễn ra như sau:
- Thu giữ & bảo quản: Phương tiện điện tử phải được thu giữ đầy đủ, niêm phong đúng quy định. Nếu không thể thu giữ thiết bị, phải sao lưu dữ liệu và yêu cầu bên liên quan bảo quản dữ liệu đó.
- Lập biên bản: Mọi hành vi thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu từ thiết bị, mạng... phải lập biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.
- Trưng cầu giám định: Khi có quyết định trưng cầu giám định, cá nhân/tổ chức liên quan phải thực hiện phục hồi, tìm kiếm, giám định dữ liệu.
- Giám định trên bản sao: Chỉ được phục hồi và giám định dữ liệu trên bản sao; kết quả phải chuyển thành định dạng có thể đọc, nghe, nhìn.
- Bảo quản và xuất trình: Phương tiện, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng. Khi xuất trình phải kèm phương tiện lưu trữ hoặc bản sao dữ liệu.






.png)


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát biểu khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh? Mẫu bài phát biểu khai mạc Đại hội Đảng bộ tỉnh mới nhất?
- Hộ kinh doanh bán lẻ hàng hóa năm 2025 đóng thuế GTGT, thuế TNCN bao nhiêu? Việc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dựa trên những căn cứ nào?
- Tập sự luật sư có được ký email tư vấn khách hàng không? Tập sự luật sư có thể làm gì theo quy định pháp luật?
- Bộ ảnh bìa mạng xã hội chào mừng ngày 30 4? Việc tuyên truyền trên mạng xã hội về ngày 30 4 được quy định ra sao?
- Người vi phạm giao thông bị xử phạt có thể xin trả góp được không? Xử phạt vi phạm hành chính trường hợp nào thì không cần lập biên bản?