Chứng thư chữ ký điện tử có bao nhiêu loại? 08 Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử bao gồm những gì?
Chứng thư chữ ký điện tử có bao nhiêu loại?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về Chứng thư chữ ký điện tử như sau:
Chứng thư chữ ký điện tử
Chứng thư chữ ký điện tử được phân loại như sau:
1. Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia tự cấp cho mình tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy.
2. Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cấp cho tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy tương ứng với từng loại dịch vụ tin cậy, bao gồm: chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu, chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
3. Chứng thư chữ ký số công cộng là chứng thư chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cấp cho thuê bao.
4. Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là chứng thư chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập chữ ký điện tử chuyên dùng cấp.
Theo đó, Chứng thư chữ ký điện tử có 4 loại, bao gồm:
(1) Chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia
(2) Chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy
(3) Chứng thư chữ ký số công cộng
(4) Chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng
Chứng thư chữ ký điện tử có bao nhiêu loại? (Hình từ Internet)
08 Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử bao gồm những gì?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử như sau:
Nội dung của chứng thư chữ ký điện tử
Nội dung chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
1. Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
2. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
3. Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
5. Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
6. Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
7. Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
8. Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.
Theo đó, 08 nội dung của chứng thư chữ ký điện tử bao gồm:
(1) Thông tin về cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
(2) Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử, bao gồm tên cơ quan, tổ chức, cá nhân; mã/số định danh của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc danh tính điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử và các thông tin cần thiết khác (nếu có).
(3) Số hiệu của chứng thư chữ ký điện tử.
(4) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử.
(5) Dữ liệu để kiểm tra chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp chứng thư chữ ký điện tử.
(6) Chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức tạo lập chứng thư chữ ký điện tử.
(7) Mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư chữ ký điện tử.
(8) Trách nhiệm pháp lý của cơ quan, tổ chức cấp chứng thư chữ ký điện tử.
Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 7 Nghị định 23/2025/NĐ-CP quy định về thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký số như sau:
(1) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia là 25 năm.
(2) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy:
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ cấp dấu thời gian có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu có hiệu lực tối đa là 05 năm;
- Chứng thư chữ ký số cho dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có hiệu lực tối đa là 10 năm.
(3) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký số công cộng tối đa là 03 năm.
(4) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng trong trường hợp chữ ký điện tử chuyên dùng được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký điện tử chuyên dùng là 10 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán có trụ sở chính đặt tại đâu? 19 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay ra sao?
- Lừa đảo trên không gian mạng là gì? Yêu cầu của Thủ tướng về việc phòng ngừa xử lý lừa đảo trên không gian mạng ra sao?
- Tần suất ban hành bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn được quy định như thế nào? Có bao nhiêu loại bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn?
- Happy Family Day là ngày nào? Happy Family Day rơi vào thứ mấy? Happy Family Day có nghĩa là gì?
- Mẫu giấy không xác nhận đăng ký thực hiện khuyến mại mới nhất hiện nay là mẫu nào theo Nghị định 81?