Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì người thuê đất nhà nước khi xây dựng công trình phải thực hiện điều gì?
Đất chuyên trồng lúa được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
...
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu đất chuyên trồng lúa là đât thuộc 1 trong những nhóm đất của đất trồng lúa và là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm
Đất chuyên trồng lúa được hiểu như thế nào? (Hình từ internet)
Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì người thuê đất nhà nước khi xây dựng công trình phải thực hiện điều gì?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất nếu được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp thì phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Hồ sơ để người thuê đất nhà nước chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp ra sao?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 112/2024/NĐ-CP có quy định rằng:
Hồ sơ, trình tự thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất có nhu cầu xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với công trình có diện tích đất chuyên trồng lúa trên địa bàn 2 huyện trở lên), Hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
3. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hồ sơ để người thuê đất nhà nước chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp bao gồm:
- Đơn đề nghị thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
- Phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP.
- Sơ đồ mô tả vị trí sử dụng khối lượng đất mặt sau khi bóc tách.
Đồng thời, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thẩm định phương án sử dụng tầng đất mặt.
Ngoài ra, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành văn bản chấp thuận phương án sử dụng tầng đất mặt theo mẫu tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP hoặc văn bản không chấp thuận theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 112/2024/NĐ-CP gửi cho người được nhà nước giao đất, cho thuê đất.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?
- 05 mở bài điểm cao về tình cảm cha con lớp 7? 05 kết bài điểm cao? Mục tiêu giáo dục của môn Ngữ văn lớp 7?