Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý trong trường hợp nào? Thẩm quyền thuộc về ai?
Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý
1. Việc chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản đã được giao cho cơ quan quản lý tài sản nhưng cơ quan quản lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng.
b) Bị loại ra khỏi quy hoạch công trình kết cấu hạ tầng hàng hải.
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì việc chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý được thục hiện trong các trường hợp sau:
(1) Tài sản đã được giao cho cơ quan quản lý tài sản nhưng cơ quan quản lý tài sản không còn nhu cầu sử dụng.
(2) Bị loại ra khỏi quy hoạch công trình kết cấu hạ tầng hàng hải.
(3) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý trong trường hợp nào? (Hình từ internet)
Thẩm quyền chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền quyết định chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý được quy định như sau:
(1) Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải do cơ quan quản lý tài sản ở trung ương quản lý về địa phương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý, xử lý.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải do cơ quan quản lý tài sản ở địa phương quản lý cho các cơ quan chức năng của địa phương (Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức phát triển quỹ đất) quản lý, xử lý.
Lưu ý: Việc xử lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo hình thức chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý chỉ áp dụng trong trường hợp không tiếp tục sử dụng tài sản đó cho mục đích làm tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải.
Trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý ra sao?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP có quy định về Trình tự, thủ tục chuyển giao tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải về địa phương quản lý, xử lý như sau:
(1) Khi có tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải cần chuyển giao thì cơ quan quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển giao tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP. Hồ sơ gồm:
- Văn bản của cơ quan quản lý tài sản về việc đề nghị chuyển giao tài sản: bản chính
- Ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nơi tiếp nhận tài sản) trong trường hợp chuyển giao tài sản thuộc trung ương quản lý: bản chính;
- Danh mục tài sản đề nghị chuyển giao theo Mẫu số 01B tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: bản chính;
- Hồ sơ liên quan về lý do đề nghị chuyển giao tài sản (nếu có): bản sao;
- Các hồ sơ có liên quan khác (nếu có): bản sao.
(2) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP thì cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP xem xét, quyết định việc chuyển giao tài sản đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị chuyển giao tài sản chưa phù hợp.
(3) Nội dung chủ yếu của Quyết định chuyển giao tài sản gồm:
- Tên cơ quan quản lý tài sản có tài sản chuyển giao
- Tên cơ quan tiếp nhận tài sản chuyển giao
- Danh mục tài sản chuyển giao (tên tài sản; địa chỉ; năm đưa vào sử dụng
- Thông số cơ bản (số lượng hoặc khối lượng hoặc chiều dài hoặc diện tích,...)
- Nguyên giá, giá trị còn lại
- Tình trạng sử dụng của tài sản)
- Lý do chuyển giao;
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
(4) Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tiếp nhận tài sản và giao nhiệm vụ tiếp nhận tài sản chuyển giao cho cơ quan chức năng của địa phương (cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức phát triển quỹ đất).
(5) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định tiếp nhận tài sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP), kể từ ngày có Quyết định chuyển giao tài sản (đối với các trường hợp còn lại) thì cơ quan quản lý tài sản có tài sản chuyển giao (Bên giao) chủ trì, phối hợp với cơ quan được giao tiếp nhận tài sản (Bên nhận) tổ chức bàn giao, tiếp nhận tài sản; việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được lập thành Biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 84/2025/NĐ-CP. Bên giao thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Nghị định 84/2025/NĐ-CP
(6) Cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc bảo quản, bảo vệ tài sản, thực hiện bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải theo quy định của pháp luật đến khi hoàn thành việc bàn giao tài sản cho cơ quan tiếp nhận; thực hiện kế toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Nghị định 84/2025/NĐ-CP
(7) Trường hợp quá thời hạn theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP mà cơ quan quản lý tài sản không bàn giao tài sản hoặc cơ quan chức năng của địa phương không tiếp nhận tài sản thì bên không bàn giao hoặc bên không tiếp nhận tài sản phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí cho việc quản lý, bảo quản, bảo trì, bảo vệ tài sản trong thời gian chậm bàn giao, chậm tiếp nhận và chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản bị huỷ hoại, mất hoặc hư hỏng; không sử dụng ngân sách nhà nước để thanh toán chi phí phát sinh trong trường hợp này.
(8) Cơ quan tiếp nhận tài sản chuyển giao có trách nhiệm theo dõi, tính hao mòn đối với tài sản nhận chuyển giao từ thời điểm nhận chuyển giao đến khi hoàn thành việc xử lý tài sản theo quy định tại khoản 6 Điều 21 Nghị định 84/2025/NĐ-CP
Đồng thời, chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp nhận tài sản do cơ quan tiếp nhận tài sản chuyển giao chi trả.
(9) Không thực hiện thanh toán giá trị tài sản khi chuyển giao tài sản về địa phương quản lý, xử lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin tuyển sinh hệ chính quy trường Đại học Kinh tế UEB ĐHQG Hà Nội năm 2025 chính thức?
- Nghị quyết 116/NQ-CP 2025 dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế và chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật ra sao?
- Tối thiểu bao lâu trước khi hết thời hạn hợp đồng dầu khí thì nhà thầu được đề xuất kế hoạch đầu tư bổ sung?
- Tổ chức 3 cấp Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân khi tinh gọn bộ máy theo Nghị quyết 60 ra sao?
- Thành tích Olympic hóa học quốc tế Mendeleev 2025? Danh sách đạt giải Olympic hóa học quốc tế Mendeleev 2025 chi tiết?