Có bao nhiêu loại điều kiện lao động? Các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động?

Có bao nhiêu loại điều kiện lao động? Các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động theo Thông tư 03? Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động là gì?

Có bao nhiêu loại điều kiện lao động?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định về Loại điều kiện lao động như sau:

Loại điều kiện lao động
1. Điều kiện lao động gồm 6 loại như sau:
a) Loại I.
b) Loại II.
c) Loại III.
d) Loại IV.
đ) Loại V.
e) Loại VI.
2. Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Như vậy, theo quy định trên, có 6 loại điều kiện lao động bao gồm:

- Loại I.

- Loại II.

- Loại III.

- Loại IV.

- Loại V.

- Loại VI.

Lưu ý:

Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III là nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm.

Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Có bao nhiêu loại điều kiện lao động? Các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động?

Có bao nhiêu loại điều kiện lao động? Các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động? (Hình từ Internet)

Các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động?

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH quy định về các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động như sau:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Phụ lục I)..

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

- Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

- Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

- Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

- Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

- Việc áp dụng kết quả quan trắc môi trường lao động định kỳ đối với nhóm yếu tố vệ sinh môi trường lao động phải bảo đảm tính phù hợp về quy mô mẫu, vị trí lấy mẫu, thời điểm lấy mẫu phù hợp với việc đánh giá phân loại điều kiện lao động.

Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

Trong đó:

:Điểm trung bình cộng của các yếu tố.

n: Số lượng yếu tố đã tiến hành đánh giá tại Bước 3 (n≥6)

X1, X2:,...Xn: Điểm của yếu tố thứ nhất, thứ hai,...,thứ n.

Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 03/2025/TT-BLĐTBXH và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố () như sau:

- ≤ 1,01: Điều kiện lao động loại I.

- 1,01 ≤≤ 2,22: Điều kiện lao động loại II.

- 2,22 ≤ ≤ 3,37: Điều kiện lao động loại III.

- 3,37 ≤≤ 4,56: Điều kiện lao động loại IV.

- 4,56 ≤≤ 5,32: Điều kiện lao động loại V.

- > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động là gì?

Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động được quy định tại Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, cụ thể như sau:

(1) Người sử dụng lao động có quyền sau đây:

- Yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

- Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người lao động vi phạm trong việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động;

- Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật;

- Huy động người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

(2) Người sử dụng lao động có nghĩa vụ sau đây:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện và chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình cho người lao động và những người có liên quan; đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; thực hiện việc chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Không được buộc người lao động tiếp tục làm công việc hoặc trở lại nơi làm việc khi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa nghiêm trọng tính mạng hoặc sức khỏe của người lao động;

- Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật;

- Bố trí bộ phận hoặc người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Thực hiện việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng; thống kê, báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động; chấp hành quyết định của thanh tra chuyên ngành về an toàn, vệ sinh lao động;

- Lấy ý kiến Ban chấp hành công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Điều kiện lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu loại điều kiện lao động? Các bước đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động?
Pháp luật
Mẫu phiếu ghi tổng hợp kết quả đo, đánh giá điều kiện lao động mới nhất hiện nay theo Thông tư 03?
Pháp luật
Phân loại lao động theo điều kiện lao động được pháp luật quy định như thế nào? Mục đích sử dụng phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều kiện lao động
0 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào