Cơ cấu tổ chức mới nhất của Cảng vụ hàng hải? Cảng vụ hàng hải có được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại?
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Cảng vụ hàng hải?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2025/TT-BGTVT và (điểm đ khoản 1 Điều 5 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT bị bãi bỏ bởi Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-BGTVT) có quy định như sau:
Theo đó, cơ cấu tổ chức mới nhất của Cảng vụ hàng hải được pháp luật quy định, cụ thể sau đây:
(1) Các phòng chuyên môn nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức - Hành chính;
- Phòng Tài chính - Kế toán;
- Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng
- Phòng Thủ tục tàu thuyền (tại các Cảng vụ Hàng hải: Quảng Ninh, Hải Phòng, Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh);
- Phòng An toàn - An ninh hàng hải;
- Phòng Điều phối giao thông hàng hải (tại các Cảng vụ Hàng hải: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Đại diện Cảng vụ hàng hải
Cảng vụ hàng hải có thể có một hoặc một số Đại diện Cảng vụ hàng hải. Đại diện Cảng vụ hàng hải là tổ chức tương đương cấp phòng thuộc chi cục, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải tại vùng nước cảng biển và khu vực quản lý được Giám đốc Cảng vụ hàng hải giao; được sử dụng con dấu riêng theo quy định.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể Đại diện Cảng vụ hàng hải được thực hiện theo quy định.
(3) Trường hợp số lượng phòng của Cảng vụ hàng hải ít hơn số lượng quy định tại mục (1), Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định việc tổ chức lại và điều chỉnh tên gọi phòng, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy định của pháp luật sau khi được Bộ Giao thông vận tải chấp thuận.
(4) Giám đốc Cảng vụ hàng hải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng chuyên môn nghiệp vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý của Đại diện Cảng vụ hàng hải theo quy định.
Cơ cấu tổ chức mới nhất của Cảng vụ hàng hải? Cảng vụ hàng hải có được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại? (Hình từ Internet)
Cảng vụ hàng hải có được mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 03/2025/TT-BGTVT có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cảng vụ hàng hải là tổ chức hành chính tương đương chi cục thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý được giao.
2. Cảng vụ hàng hải có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng thương mại (nếu cần) theo quy định.
3. Cảng vụ hàng hải có tên giao dịch tiếng Anh là Maritime Administration of... (tên địa danh nơi đặt trụ sở chính của Cảng vụ hàng hải
Theo đó, Cảng vụ hàng hải có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và tại Ngân hàng thương mại (nếu cần) theo quy định.
Do đó, Cảng vụ hàng hải sẽ được quyền mở tài khoản tại Ngân hàng thương mại (nếu cần) theo quy định.
Cảng vụ hàng hải có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào về quản lý công trình hàng hải và công trình khác trong vùng nước cảng biển?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BGTVT được sửa đổi bởi điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư 03/2025/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về quản lý công trình hàng hải và công trình khác trong vùng nước cảng biển:
a) Quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quá trình xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ công trình hàng hải và công trình khác trong vùng nước cảng biển.
6. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên và cấp các loại giấy tờ có liên quan đến tàu biển và thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao.
7. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức triển khai thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
8. Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của đơn vị theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Cục Hàng hải Việt Nam.
9. Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thu, nộp, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí hàng hải theo quy định của pháp luật; được sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí hàng hải, từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ được giao; quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
11. Trực tiếp quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Cảng vụ hàng hải có nhiệm vụ và quyền hạn về quản lý công trình hàng hải và công trình khác trong vùng nước cảng biển, cụ thể như sau:
- Quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quá trình xây dựng, khai thác, bảo trì, bảo vệ công trình hàng hải và công trình khác trong vùng nước cảng biển.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách các điểm tiếp nhận hồ sơ thí sinh tự do tại Hà Nội thi tốt nghiệp THPT 2025? Thí sinh tự do đăng ký thi THPT 2025 ở đâu?
- Lịch bắn pháo hoa tại Hà Nội kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 của các Ngân hàng năm 2025 cập nhật mới nhất? Tổng hợp lịch nghỉ 30/4 và 01/5 năm 2025 Ngân hàng?
- Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định nào?
- Tăng lương hưu từ 1/7/2025 với đối tượng nào? Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu đúng không?