Có được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Trường hợp không được bán đấu giá tài sản?
Có được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định tổ chức thực hiện phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:
Bán tài sản theo hình thức đấu giá
1. Việc bán tài sản được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định này.
...
Theo đó, có thể bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo hình thức đấu giá.
Có được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không? Trường hợp không được bán đấu giá tài sản trên là gì? (Hình từ Internet)
Bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân bắt buộc phải lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định đơn vị chủ trì quản lý tài sản lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan.
Trường hợp không lựa chọn được tổ chức hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản thành lập Hội đồng đấu giá tài sản. Thành phần Hội đồng đấu giá tài sản gồm:
- Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý tài sản hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch.
- Các thành viên khác gồm:
+ Đại diện bộ phận chuyên môn của đơn vị chủ trì quản lý tài sản;
+ Đại diện Sở Tư pháp, Sở Tài chính nơi xử lý tài sản đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý và tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản. Đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản mà nơi xử lý tài sản trên địa bàn không thuộc địa bàn cấp huyện nơi Sở Tư pháp, Sở Tài chính đóng trụ sở thì đại diện Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi xử lý tài sản tham gia Hội đồng đấu giá tài sản;
+ Đại diện Phòng Tư pháp và Phòng Tài chính - Kế hoạch nơi xử lý tài sản đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản;
+ Đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có).
Như vậy, khi bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân không bắt buộc phải lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản.
Các trường hợp không được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là gì?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Bán tài sản theo hình thức đấu giá
1. Việc bán tài sản được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
2. Đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định này.
...
Theo đó, các trường hợp không được bán đấu giá tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân gồm:
- Việc bán tài sản theo hình thức chỉ định được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Hàng hóa, vật phẩm dễ cháy, nổ (xăng, gas, dầu, khí hóa lỏng và các chất dễ cháy, nổ khác); thuốc chữa bệnh, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng còn dưới 60 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng kể từ ngày có Quyết định tịch thu hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
+ Tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, điểm c, điểm d khoản này của một vụ việc vi phạm có giá trị dưới 100 triệu đồng.
+ Vật liệu, phế liệu thu hồi có giá trị dưới 10 triệu đồng khi tiêu hủy theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 13 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
+ Ngoại tệ.
- Việc bán tài sản theo hình thức niêm yết giá được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Tài sản là hàng hóa, vật phẩm nếu không xử lý ngay sau khi có quyết định tịch thu hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ bị hư hỏng, bị mất giá trị, hết thời hạn sử dụng, gồm: hàng điện tử; hàng hóa, vật phẩm khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 77/2025/NĐ-CP và điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
+ Hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng nhưng còn giá trị sử dụng, gồm: thực phẩm tươi sống, dễ bị ôi thiu, khó bảo quản; thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa, vật phẩm khác (trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 77/2025/NĐ-CP) mà hạn sử dụng còn dưới 30 ngày theo hạn ghi trên bao bì, nhãn hàng kể từ ngày có Quyết định tịch thu hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
+ Tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP mà giá trị của một vụ việc vi phạm từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng/vụ việc; vàng, bạc.
+ Vật liệu, phế liệu thu hồi có giá trị từ 10 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng khi tiêu hủy tài sản theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 13 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày chiến thắng phát xít Đức là gì? Ngày chiến thắng phát xít Đức là ngày bao nhiêu? Có phải là lễ lớn?
- Cá nhân hành nghề môi giới bất động sản được hưởng tiền thù lao, hoa hồng từ những nguồn nào theo quy định pháp luật?
- Bất động sản vô chủ trong trường hợp nào được xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý theo Nghị định 77?
- Hồ sơ xét thăng hạng giáo viên THPT hạng 2 cấp chính quyền địa phương năm 2025 bao gồm những gì?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 4 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 4 5 2025?