Có được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác không? Điều khiển xe gắn máy kéo theo xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Có được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác không?
Căn cứ theo điểm đ khoản 3 Điều 33 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe gắn máy như sau:
Người lái xe, người được chở, hàng hóa xếp trên xe mô tô, xe gắn máy
...
2. Người lái xe, người được chở trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và cài quai đúng quy cách.
3. Người lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Đi xe dàn hàng ngang;
b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
c) Sử dụng ô, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
d) Buông cả hai tay; đi xe bằng một bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy hai bánh; đi xe bằng hai bánh đối với xe mô tô, xe gắn máy ba bánh;
đ) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang, vác và chở vật cồng kềnh; chở người đứng trên xe, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe quá giới hạn quy định;
e) Ngồi về một bên điều khiển xe; đứng, nằm trên xe điều khiển xe; thay người lái xe khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
g) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
...
Theo đó, người lái xe xe gắn máy không được thực hiện hành vi sử dụng xe gắn máy để kéo, đẩy xe khác.
Như vậy, không được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác.
Có được sử dụng xe gắn máy để đẩy xe khác không? Điều khiển xe gắn máy kéo theo xe khác bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Điều khiển xe gắn máy kéo theo xe khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm g khoản 3 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức); điều khiển xe rẽ trái tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ trái đối với loại phương tiện đang điều khiển; điều khiển xe rẽ phải tại nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm rẽ phải đối với loại phương tiện đang điều khiển;
b) Chở theo từ 03 người trở lên trên xe;
c) Dừng xe, đỗ xe trên cầu;
d) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy;
đ) Vượt bên phải trong trường hợp không được phép;
e) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
g) Điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
h) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần;
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp điều khiển xe gắn máy đẩy theo xe khác.
Người được chở trên xe gắn máy thực hiện hành vi đẩy xe khác thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 12 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ; sử dụng lòng đường, vỉa hè vào mục đích khác
...
4. Phạt tiền từ 350.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người được chở trên xe ô tô không thắt dây đai an toàn (tại vị trí có trang bị dây đai an toàn) khi xe đang chạy.
5. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt vật nuôi, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái của xe;
b) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
6. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông đường bộ;
...
Theo đó, mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm trong trường hợp người được chở trên xe gắn máy thực hiện hành vi đẩy xe khác.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức trình diễn drone ngày 1 5 thay cho kế hoạch ngày 30 4 trước đó? Thời gian bắt đầu khi nào?
- Dịch vụ công tác xã hội trong cơ sở khám bệnh chữa bệnh với người bệnh bao gồm những loại dịch vụ nào?
- Tổng hợp hình nền 30 4 đẹp và ý nghĩa? Tải về mẫu hình nền 30 4 đẹp và ý nghĩa ở đâu? Tải về mẫu?
- Địa bàn hoạt động của Đội Kiểm soát chống buôn lậu thuộc Chi cục Điều tra chống buôn lậu theo Quyết định 21?
- Đội Quản lý huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ có con dấu riêng không? Nhiệm vụ và quyền hạn của Đội?