Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 không? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định các ngày nghĩ lễ, hưởng nguyên lương như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (văn bản này có hiệu lực đến ngày 01/7/2025) thì:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
...
Như vậy, theo quy định này thì tiền lương đi làm vào 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 vẫn được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội.
Có được tính vào ngày công để đóng bảo hiểm xã hội đối với tiền lương làm 2 ngày nghỉ lễ 30 4 và 1 5 2025 không? Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào? (Hình từ Internet)
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như thế nào?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
- Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
- Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
- Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi phí quản lý bảo hiểm xã hội như sau:
- Chi phí quản lý bảo hiểm xã hội được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội;
+ Cải cách thủ tục bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống quản lý; phát triển, quản lý người tham gia, người thụ hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Tổ chức thu, chi trả bảo hiểm xã hội và hoạt động bộ máy của cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp.
- Nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hằng năm được trích từ tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ.
Định kỳ 03 năm, Chính phủ báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Tăng lương hưu từ 1/7/2025 với đối tượng nào? Đóng BHXH 15 năm được hưởng lương hưu đúng không?
- Nội dung tuyên truyền Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước nhằm khẳng định điều gì theo Hướng dẫn 01?
- Tuyến đường bị chặn ngày 22 4? Tuyến cấm đường Hợp luyện diễu binh 22 4 TPHCM Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30 4?
- Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế TNCN dành cho nhân viên văn phòng hiện nay? Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN ở đâu?
- Lịch nghỉ 30 4 1 5 năm 2025 học sinh, sinh viên? 30/4 1/5 2025 học sinh, sinh viên nghỉ mấy ngày?