Có những hình thức gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện nào theo quy định?
Có những hình thức gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện nào theo quy định?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 02/2025/TT-BCT có quy định như sau:
Báo cáo kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện
1. Trước ngày 15 tháng 12 theo kỳ báo cáo, Chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý vận hành công trình phát điện có trách nhiệm tổng hợp báo cáo đánh giá an toàn kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan tiếp nhận báo cáo tại khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan tiếp nhận báo cáo
a) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp là cơ quan tiếp nhận của Bộ Công Thương về báo cáo đánh giá an toàn kỹ thuật của các công trình phát điện từ Cấp I trở lên và công trình phát điện nằm trên địa bàn hành chính từ 2 tỉnh trở lên.
b) Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tiếp nhận báo cáo đánh giá an toàn kỹ thuật của các công trình phát điện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trừ quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
3. Hình thức gửi báo cáo
Chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý vận hành công trình phát điện gửi báo cáo đến cơ quan tiếp nhận báo cáo bằng các hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua hệ thống văn bản điện tử.
Như vậy, có 3 hình thức gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện như sau:
- Gửi trực tiếp
- Gửi qua đường bưu điện
- Gửi qua hệ thống văn bản điện tử.
Có những hình thức gửi báo cáo kết quả đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Chu kỳ thực hiện đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện ra sao?
Theo Điều 6 Thông tư 02/2025/TT-BCT thì công trình phát điện phải thực hiện đánh giá an toàn kỹ thuật bao gồm:
- Nhà máy nhiệt điện;
- Dự án điện gió;
- Dự án điện gió trên biển;
- Dự án điện mặt trời (trừ dự án điện mặt trời mái nhà; dự án điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ).
Đồng thời, tại Điều 7 Thông tư 02/2025/TT-BCT quy định cụ thể về chu kỳ thực hiện đánh giá an toàn kỹ thuật đối với công trình phát điện:
Chu kỳ thực hiện đánh giá an toàn kỹ thuật đối với công trình phát điện
1. Đánh giá an toàn kỹ thuật lần đầu:
a) Đối với các công trình phát điện đã đi vào hoạt động: Hoàn thành việc đánh giá lần đầu trong thời gian tối đa 03 năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.
b) Đối với các công trình phát điện chưa đi vào vận hành chính thức: Thực hiện việc đánh giá an toàn kỹ thuật lần đầu trong thời gian 05 năm kể từ ngày đưa công trình phát điện vào vận hành chính thức theo quy định của pháp luật.
2. Đánh giá an toàn kỹ thuật lần tiếp theo, các công trình phát điện phải được đánh giá an toàn kỹ thuật theo định kỳ 05 năm/01 lần.
Theo đó, chu kỳ thực hiện đánh giá an toàn kỹ thuật công trình phát điện gồm:
(1) Đánh giá an toàn kỹ thuật lần đầu:
- Đối với các công trình phát điện đã đi vào hoạt động: Hoàn thành việc đánh giá lần đầu trong thời gian tối đa 03 năm kể từ ngày Thông tư 02/2025/TT-BCT có hiệu lực.
- Đối với các công trình phát điện chưa đi vào vận hành chính thức: Thực hiện việc đánh giá an toàn kỹ thuật lần đầu trong thời gian 05 năm kể từ ngày đưa công trình phát điện vào vận hành chính thức theo quy định của pháp luật.
(2) Đánh giá an toàn kỹ thuật lần tiếp theo: các công trình phát điện phải được đánh giá an toàn kỹ thuật theo định kỳ 05 năm/01 lần.
Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp gồm những gì?
Tại Điều 4 Thông tư 02/2025/TT-BCT quy định như sau:
Điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp
Cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp khi sử dụng các biện pháp bảo vệ khác không hiệu quả và phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Được Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng (đối với đơn vị quân đội) cho phép theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt hàng rào điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Chỉ được phép đưa hàng rào điện vào sử dụng khi chủ đầu tư đã hoàn thành công tác nghiệm thu theo quy định, đã bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến xây dựng hệ thống hàng rào điện cho đơn vị quản lý vận hành và đơn vị quản lý vận hành đã bố trí đủ nhân sự theo quy định.
4. Trước khi đưa hàng rào điện vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy trình, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống hàng rào điện và quy trình an toàn điện.
Theo đó, có 4 điều kiện sử dụng điện làm phương tiện bảo vệ trực tiếp bao gồm:
(1) Được Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng (đối với đơn vị quân đội) cho phép theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
(2) Việc thiết kế, xây dựng, lắp đặt hàng rào điện phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2025/TT-BCT.
(3) Chỉ được phép đưa hàng rào điện vào sử dụng khi chủ đầu tư đã hoàn thành công tác nghiệm thu theo quy định, đã bàn giao đầy đủ các hồ sơ, tài liệu có liên quan đến xây dựng hệ thống hàng rào điện cho đơn vị quản lý vận hành và đơn vị quản lý vận hành đã bố trí đủ nhân sự theo quy định.
(4) Trước khi đưa hàng rào điện vào sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy trình, biểu mẫu phục vụ công tác quản lý vận hành, kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống hàng rào điện và quy trình an toàn điện.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Phương tiện lưu khóa bí mật là gì? Tổ chức có trách nhiệm khôi phục phương tiện lưu khóa bí mật theo đề nghị của thuê bao là ai?
- Các điểm gửi xe vào thăm Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội? Phó Trưởng ban Ban Quản lý Lăng Bác là ai?
- Đồng Pi là gì? Đồng Pi có phải là phương tiện thanh toán hợp pháp của nước CHXHCN Việt Nam không?
- Thông báo 176-TB/VPTW 2025 về miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn 2030 – 2035 theo kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm thế nào?
- Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hiện nay là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?