Có phải giảm số buổi thi tốt nghiệp trung học phổ thông xuống còn 3 buổi? 4 đối tượng dự thi hiện nay gồm những ai?
Có phải giảm số buổi thi tốt nghiệp trung học phổ thông xuống còn 3 buổi?
Căn cứ theo Điều 3 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Môn thi
Tổ chức kỳ thi gồm 03 buổi thi: 01 buổi thi môn Ngữ văn, 01 buổi thi môn Toán và 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp), Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp), Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay được tổ chức bao gồm 03 buổi thi. Cụ thể:
- 01 buổi thi môn Ngữ văn
- 01 buổi thi môn Toán
- 01 buổi thi của bài thi tự chọn gồm 02 môn thi trong số các môn sau:
+ Vật lí
+ Hóa học
+ Sinh học
+ Lịch sử
+ Địa lí
+ Giáo dục kinh tế và pháp luật
+ Tin học
+ Công nghệ định hướng Công nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Công nghiệp)
+ Công nghệ định hướng Nông nghiệp (gọi tắt là Công nghệ Nông nghiệp)
+ Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Đức, Tiếng Nhật và Tiếng Hàn).
Có phải giảm số buổi thi tốt nghiệp trung học phổ thông xuống còn 3 buổi? 4 đối tượng dự thi hiện nay gồm những ai? (Hình từ Internet)
4 đối tượng dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT có quy định
Đối tượng, điều kiện dự thi
1. Đối tượng dự thi gồm:
a) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
b) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
c) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
d) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
2. Điều kiện dự thi:
a) Các đối tượng dự thi phải ĐKDT và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn;
b) Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ GDĐT.
Như vậy, theo quy định trên thì 4 đối tượng dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hiện nay bao gồm:
(1) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX trong năm tổ chức kỳ thi;
(2) Người đã hoàn thành Chương trình GDPT/GDTX nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước;
(3) Người đã có Bằng tốt nghiệp THPT dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh;
(4) Người đã có Bằng tốt nghiệp trung cấp dự thi để lấy kết quả làm cơ sở đăng ký xét tuyển sinh.
Bên cạnh đó, các đối tượng trên phải tuân thủ điều kiện dự thi sau đây:
- Các đối tượng dự thi phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ đúng thời hạn
- Đối tượng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 19 Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông Ban hành kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BGDĐT phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa THPT theo quy định của Luật Giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn của người học hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Giáo dục 2019 và Điều 83 Luật Giáo dục 2019 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của người học hiện nay như sau:
Đối với nhiệm vụ của người học:
(1) Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, quy tắc ứng xử của cơ sở giáo dục.
(2) Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện nội quy, điều lệ, quy chế của cơ sở giáo dục; chấp hành quy định của pháp luật.
(3) Tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi, sức khỏe và năng lực.
(4) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cơ sở giáo dục.
(5) Góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục.
Đối với quyền hạn của người học:
(6) Được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
(7) Được tôn trọng; bình đẳng về cơ hội giáo dục và học tập; được phát triển tài năng, năng khiếu, sáng tạo, phát minh; được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình.
(8) Được học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học kéo dài thời gian, học lưu ban, được tạo điều kiện để học các chương trình giáo dục theo quy định của pháp luật.
(9) Được học tập trong môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
(10) Được cấp văn bằng, chứng chỉ, xác nhận sau khi tốt nghiệp cấp học, trình độ đào tạo và hoàn thành chương trình giáo dục theo quy định.
(11) Được tham gia hoạt động của đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
(12) Được sử dụng cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể dục, thể thao của cơ sở giáo dục.
(13) Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của mình kiến nghị với cơ sở giáo dục các giải pháp góp phần xây dựng cơ sở giáo dục, bảo vệ quyền, lợi ích của người học.
(14) Được hưởng chính sách ưu tiên của Nhà nước trong tuyển dụng vào các cơ quan nhà nước nếu tốt nghiệp loại giỏi và có đạo đức tốt.
(15) Được cử người đại diện tham gia hội đồng trường theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá công chức theo KPI, sản phẩm công việc xóa bỏ tư duy 'biên chế suốt đời' ra sao?
- Doanh nghiệp được giảm tối thiểu 30% tiền thuê lại đất trong vòng 5 năm đầu theo Nghị quyết 68 ra sao?
- 05 chính sách thúc đẩy kinh tế tư nhân tại Nghị quyết 68 mới nhất? Phát triển kinh tế tư nhân ra sao?
- Hình ảnh Quân đội Nhân dân Việt Nam hợp luyện tại lễ duyệt binh Nga? Tiêu chuẩn của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là gì?
- Miss World 2025 tổ chức ở đâu? Địa điểm tổ chức Miss World 2025 tại đâu? Miss World 2025 diễn ra vào ngày mấy?