Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng là gì? 6 nhiệm vụ và quyền hạn hiện nay như thế nào?
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng là gì?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về khái niệm cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 6 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định rằng:
Cơ quan Điều tra trong Quân đội nhân dân
1. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng; Cơ quan An ninh điều tra quân khu và tương đương.
2. Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng; Cơ quan điều tra hình sự quân khu và tương đương; Cơ quan điều tra hình sự khu vực.
Như vậy, theo quy định trên ta có thể hiểu Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng là một trong những cơ quan Điều tra trong quân đội nhân dân, thực hiện công tác điều tra theo quy định của Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 và các quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng là gì? (Hình từ internet)
6 nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định về 6 nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng hiện nay như sau:
(1) Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.
(2) Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều quân khu và tương đương hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra của Quân đội nhân dân do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.
(3) Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong hoạt động Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan An ninh Điều tra quân khu và tương đương; hướng dẫn Bộ đội biên phòng, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra theo thẩm quyền.
(4) Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.
(5) Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan An ninh Điều tra trong Quân đội nhân dân.
(6) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Nguyên tắc tổ chức và các hành vi bị nghiêm cấm của cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng trong hoạt động Điều tra hình sự hiện nay ra sao?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có quy định về nguyên tắc tổ chức của cơ quan An ninh Điều tra Bộ Quốc phòng được quy định như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
(2) Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
(3) Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
(4) Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
Đồng thời, tại Điều 14 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 cũng có quy định về các hành vi bị nghiêmcủai với cơ quan An ninh điều tra Bộ Quốc phòng trong hoạt động Điều tra hình sự hiện nay bao gồm:
(1) Làm sai lệch hồ sơ vụ án; truy cứu trách nhiệm hình sự người không có hành vi phạm tội; không truy cứu trách nhiệm hình sự người có hành vi phạm tội đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; ra quyết định trái pháp luật; ép buộc người khác làm trái pháp luật; làm lộ bí mật Điều tra vụ án; can thiệp trái pháp luật vào việc Điều tra vụ án hình sự.
(2) Bức cung, dùng nhục hình và các hình thức tra tấn hoặc đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hay bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(3) Cản trở người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa, trợ giúp pháp lý; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
(4) Cản trở người bào chữa, người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện việc bào chữa, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
(5) Chống đối, cản trở hoặc tổ chức, lôi kéo, xúi giục, kích động, cưỡng bức người khác chống đối, cản trở hoạt động Điều tra hình sự; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người thi hành công vụ trong Điều tra hình sự.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo Nghị định 16 sửa đổi Nghị định 72 có nội dung thế nào?
- Mẫu đề xuất bổ nhiệm nhân sự? Tải về file word? 07 Hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động là gì?
- Người nhà bệnh nhân đánh đập bác sĩ, nhân viên y tế bị xử phạt thế nào? Bác sĩ, nhân viên y tế có quyền gì khi bị người nhà bệnh nhân đánh?
- Có các hoạt động văn hóa Phật giáo nào dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc năm nay? Khai mạc và bế mạc khi nào?
- Đã có Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân? Tải về toàn văn Nghị quyết 68-NQ/TW?