Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học?
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 định nghĩa cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học?
Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT về Quy trình kỹ thuật kiểm kê, quan trắc đa dạng sinh học do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về quy trình kỹ thuật kiểm kê loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
(1) Các chỉ tiêu cần kiểm kê
- Danh mục loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: tổng số lượng và tên gọi (tên địa phương và tên khoa học) của các loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm các loài được cứu hộ hoặc nhân nuôi phục vụ mục đích bảo tồn;
- Số lượng cá thể các loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: số lượng cá thể từng loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm các loài được cứu hộ hoặc nhân nuôi phục vụ mục đích bảo tồn.
(2) Quy trình kỹ thuật kiểm kê
- Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
- Tổ chức khảo sát, kiểm đếm trực tiếp và ghi chép số liệu tại cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;
- Đánh giá, đối chiếu, so sánh giữa dữ liệu thu thập với số liệu kiểm đếm trên thực tế và làm rõ lý do sai lệch (nếu có);
- Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BTNMT; Tải về
- Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là gì? Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài trong cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là gì? Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học?
Nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
Căn cứ vào Điều 4 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học gồm:
(1) Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.
(2) Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
(3) Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.
(4) Tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
(5) Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học
Căn cứ vào Điều 5 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học gồm:
(1) Ưu tiên bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái, bảo tồn loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; bảo đảm kiểm soát việc tiếp cận nguồn gen.
(2) Bảo đảm kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc, thống kê, xây dựng cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học và quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật cho khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của Nhà nước; bảo đảm sự tham gia của nhân dân địa phương trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Khuyến khích và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, tri thức truyền thống vào việc bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học.
(4) Phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
(5) Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định cho thôi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở với người có đơn xin thôi nhiệm vụ thế nào?
- Tốc độ vận hành là gì? Những loại xe ưu tiên nào sẽ không bị hạn chế tốc độ vận hành khi tham gia giao thông?
- Chấm dứt tham gia cơ chế mua bán điện trực tiếp trong những trường hợp nào? Hình thức mua bán điện trực tiếp là gì?
- Có được vận chuyển hàng hóa là các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ đi qua công trình hầm không?
- Thanh toán trước kiểm soát sau vốn đầu tư công là gì? Cơ quan nào được thực hiện nguyên tắc thanh toán trước kiểm soát sau?