Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng tư? Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng tư? Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa? Những điều cần biết về Lễ Phật đản? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tôn giáo và tín ngưỡng theo quy định pháp luật?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng tư?

Ngày rằm tháng 4 hằng năm chính là ngày lễ Phật Đản hay còn gọi là Phật Đản Sanh, một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Theo đạo Phật, lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Phạn là Vaisakha, tiếng Pali gọi là Vesak.

Rằm tháng 4 năm 2025 (15 tháng 4 Âm năm 2025) rơi vào ngày 12/5/2025 dương lịch.

Tính từ hôm nay là thứ bảy ngày 10 tháng 5 năm 2025, còn 2 ngày nữa đến rằm tháng tư năm 2025.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng tư? Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa?

Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng tư? Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa? (Hình từ Internet)

Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, theo quy định nêu trên, Việt Nam có 8 ngày lễ lớn, bao gồm:

- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).

- Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, ngày lễ Phật Đản chính vào rằm tháng tư không được xem là ngày lễ lớn trong nước. Đại lễ Phật Đản là chỉ là lễ lớn trong năm của Phật giáo.

Tham khảo Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa dưới đây:

Tham khảo Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa dưới đây:

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Những điều cần biết về Lễ Phật đản? Những hành vi nào bị nghiêm cấm trong tôn giáo và tín ngưỡng theo quy định pháp luật?

(1) Lễ Phật đản là gì?

Lễ Phật đản là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, người sáng lập Phật giáo. Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo).

(2) Ý nghĩa của Lễ Phật Đản?

Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

(3) Thời gian tổ chức Lễ Phật Đản?

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng 4, để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức Phật được cho là sinh vào ngày rằm tháng 4 âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni - nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

(4) Những việc nên làm vào ngày lễ Phật đản?

- Nghe kinh Phật và thực hành thiền.

- Tham gia các hoạt động cộng đồng: tổ chức chương trình từ thiện, làm sạch môi trường, thúc đẩy hòa bình và nhân ái trong xã hội.

- Ăn chay, không sát sanh

- Vệ sinh nhà cửa, khu phố, lau dọn bàn thờ...

(5) Cách tắm Phật trong lễ Phật Đản?

Tắm Phật là một lễ hội văn hóa tâm linh của tất cả mọi người con Phật trên khắp thế giới. Nghi lễ này rất quan trọng trong hầu hết các truyền thống Phật giáo.

Tham khảo, các cách tắm Phật trong lễ Phật Đản dưới đây:

Cách 1: Lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để Tắm Phật. Cách này không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để Tắm Phật. Và cũng không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi Tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.

Cách 2: Lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi Tắm Phật quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận - nghịch trong cuộc sống.

Cách 3: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Khi tắm Phật quán tưởng những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho 3 nghiệp thân - khẩu - ý của ta đều được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.

Cách 4: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật, nguyện độ hết chúng sinh.

*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về tôn giáo và tín ngưỡng cụ thể bao gồm:

- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.

- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.

- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:

+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;

+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;

+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.

Như vậy, các hành vi nêu trên là hành vi bị nghiêm cấm trong tôn giáo và tín ngưỡng.

Rằm tháng 4
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Còn bao nhiêu ngày nữa đến rằm tháng tư? Văn khấn ngày rằm tháng tư cúng cầu an, sám hối tại chùa?
Pháp luật
Ngày Rằm tháng 4 nên cúng gì? Cúng Rằm tháng 4 ở nhà hay chỉ nên đến chùa? Ngày lễ Phật Đản là ngày nào theo Dương lịch năm nay?
Pháp luật
Ngày rằm tháng 4 là ngày gì trong Phật giáo? Văn khấn rằm tháng 4 gia tiên, thổ công, táo quân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Rằm tháng 4
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
11 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Rằm tháng 4

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Rằm tháng 4

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào