Công an cửa khẩu là ai? Khi nào công an cửa khẩu phải đeo số hiệu theo quy định của Bộ Công an?
Công an cửa khẩu là ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cửa khẩu đường hàng không là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu thuộc cảng hàng không, sân bay, được cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác chuyến bay quốc tế theo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam.
2. Công an cửa khẩu là đơn vị chuyên trách thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh, quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định của pháp luật.
3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đường hàng không bao gồm Cảng vụ hàng không, Công an cửa khẩu, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm dịch y tế biên giới, cơ quan Kiểm dịch động vật, thực vật.
4. Khu vực cách ly xuất nhập cảnh là khu vực thuộc cửa khẩu đường hàng không, dành cho người đã hoàn thành thủ tục xuất cảnh nhưng chưa lên tàu bay và người đã rời tàu bay nhưng chưa hoàn thành thủ tục nhập cảnh.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ta có thể hiểu công an cửa khẩu là đơn vị chuyên trách thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ kiểm soát xuất nhập cảnh, quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu đường hàng không theo quy định của pháp luật.
Công an cửa khẩu là ai? (Hình từ internet)
Khi nào công an cửa khẩu phải đeo số hiệu theo quy định của Bộ Công an?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 6 Nghị định 93/2022/NĐ-CP có quy định rằng:
Bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không
1. Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không:
a) Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;
b) Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cửa khẩu đường hàng không bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
c) Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
2. Biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh:
a) Kiểm soát người vào, ra khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
b) Tuần tra, kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh;
c) Giám sát hoạt động của người, phương tiện tại khu vực cách ly xuất nhập cảnh bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật;
d) Các biện pháp khác theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia và pháp luật khác có liên quan.
3. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không và khu vực cách ly xuất nhập cảnh:
a) Công an cửa khẩu chủ trì thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh quốc gia;
b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện các biện pháp tuần tra, giám sát hoạt động của người, phương tiện theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;
c) Lực lượng Hải quan thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đối với phương tiện vận tải và hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của Luật Hải quan;
d) Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khác phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật có liên quan.
4. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu đường hàng không được lắp đặt trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật để phục vụ yêu cầu công tác và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
5. Cán bộ chiến sĩ Công an cửa khẩu thực hiện nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu và khu vực cách ly xuất nhập cảnh phải đeo số hiệu Công an cửa khẩu theo quy định của Bộ Công an.
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì công an cửa khẩu phải đeo số hiệu theo quy định của Bộ Công an khi thực hiện nhiệm vụ tại khu vực cửa khẩu và khu vực cách ly xuất nhập cảnh.
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân hiện nay bao gồm những gì theo quy định hiện hành của phát luật Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018 có quy định về 3 nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân hiện nay bao gồm những nội dung như sau:
(1) Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
(2) Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
(3) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá dịch vụ cho thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay được quy định như nào theo quy định hiện hành?
- Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự hiện nay có các khung hình phạt nào?
- Mẫu hợp đồng thử việc bằng tiếng anh? Tải về? Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc bao gồm những gì?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của 34 Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025 dự kiến ra sao?
- Độ tuổi chức danh lãnh đạo xã phường mới Hà Nội 2025 sau sắp xếp đơn vị hành chính theo Hướng dẫn 09?