Công thức tính khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ theo phương pháp đánh giá trực tiếp được quy định như thế nào?
- Phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện như thế nào?
- Công thức tính khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ theo phương pháp đánh giá trực tiếp được quy định như thế nào?
- Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm các nguồn nước nào?
Phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ
1. Các phương pháp đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông bao gồm:
a) Phương pháp đánh giá trực tiếp: đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của đoạn sông.
Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với đoạn sông sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào đoạn sông đó.
...
Theo đó, phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được thực hiện trên cơ sở giới hạn tối đa của từng thông số, đánh giá theo quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước mặt, lưu lượng và kết quả phân tích chất lượng nguồn nước của hồ
Phương pháp đánh giá trực tiếp được áp dụng đối với hồ sau khi điều tra mà không có nguồn nước thải xả trực tiếp vào hồ đó.
Khả năng tiếp nhận nước thải (Hình từ Internet)
Công thức tính khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ theo phương pháp đánh giá trực tiếp được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 82 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định như sau:
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của sông
...
3. Phương pháp đánh giá trực tiếp:
Công thức đánh giá: Ltn = (Ltd - Lnn) x Fs
Trong đó:
a) Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
b) Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
c) Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của đoạn sông và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư này, đơn vị tính là kg/ngày;
d) Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định.
...
Như vậy, phương pháp đánh giá trực tiếp khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ được tính theo công thức sau:
Công thức đánh giá: Ltn = (Ltd - Lnn) x Fs
Trong đó:
- Ltn: khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải đối với từng thông số ô nhiễm, đơn vị tính là kg/ngày;
- Ltđ: tải lượng tối đa của từng thông số chất lượng nước mặt đối với hồ và được xác định theo quy định tại Điều 10 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, đơn vị tính là kg/ngày;
- Lnn: tải lượng của từng thông số chất lượng nước hiện có trong nguồn nước của hồ và được xác định theo quy định tại Điều 11 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT, đơn vị tính là kg/ngày;
- Fs: hệ số an toàn, được xem xét, lựa chọn trong khoảng từ 0,7 đến 0,9 trên cơ sở mức độ đầy đủ, tin cậy, chính xác của các thông tin, số liệu sử dụng để đánh giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định.
Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của hồ bao gồm các nguồn nước nào?
Căn cứ khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT quy định như sau:
Các nguồn nước phải đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước
1. Các sông thuộc danh mục lưu vực sông liên tỉnh, nội tỉnh, danh mục nguồn nước liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại Khoản 1 Điều 15 Thông tư này xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.
Như vậy, các hồ thuộc danh mục nguồn nước liên tỉnh, nội tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Các nguồn nước không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 76/2017/TT-BTNMT xem xét, quyết định việc đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải trên cơ sở mức độ quan trọng của nguồn nước đối với phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu về bảo vệ tài nguyên nước, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn giá trị văn hóa có liên quan đến nguồn nước.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có Công văn 2350: Tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định trong khám bệnh chữa bệnh?
- Người phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có thể đi tù bao nhiêu năm theo Bộ luật Hình sự?
- Gây rối trật tự công cộng khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự có được hưởng án treo không? Căn cứ quyết định hình phạt gây rối trật tự công cộng?
- Lịch chặn đường ngày 22 4 TP HCM phục vụ diễu binh 30 4? Lịch cấm xe ngày 22 4 2025 tại TP HCM chi tiết?
- Lịch trình hợp luyện, sơ duyệt và tổng duyệt diễu binh 30 4 mới nhất? Lịch tổng duyệt diễu binh 30 4?