Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? Nhiệm vụ và quyền hạn về an toàn thông tin mạng ra sao?
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì sau sáp nhập Bộ?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 665/QĐ-BTP năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Công nghệ thông tin là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, ngành Tư pháp; cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
2. Cục Công nghệ thông tin (sau đây gọi là Cục) là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp là đơn vị có chức năng:
(1) Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý và tổ chức thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
(2) Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng
(3) Xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số của Bộ, ngành Tư pháp
(4) Cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Cục Công nghệ thông tin còn là đơn vị có tư cách pháp nhân, có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp có chức năng gì? (Hình từ internet)
4 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng hiện nay ra sao?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 665/QĐ-BTP năm 2025 có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
5. Về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng
a) Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển, triển khai các giải pháp, phương án bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;
b) Xây dựng, quản lý, triển khai, vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an ninh, an toàn thông tin mạng và kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia;
c) Kiểm tra, giám sát, đánh giá về an ninh, an toàn thông tin mạng, phòng, chống tấn công mạng, điều phối Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong Bộ đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Bộ;
d) Tổ chức, triển khai các giải pháp phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp.
...
Như vậy, theo căn cứ trên thì 4 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng hiện nay như sau:
(1) Xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển, triển khai các giải pháp, phương án bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng cho Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp;
(2) Xây dựng, quản lý, triển khai, vận hành Hệ thống giám sát, điều hành an ninh, an toàn thông tin mạng và kết nối, chia sẻ thông tin với Hệ thống giám sát an toàn không gian mạng quốc gia;
(3) Kiểm tra, giám sát, đánh giá về an ninh, an toàn thông tin mạng, phòng, chống tấn công mạng, điều phối Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong Bộ đối với cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu của Bộ;
(4) Tổ chức, triển khai các giải pháp phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành Tư pháp.
Nguyên tắc làm việc của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế làm việc của Cục Công nghệ thông tin Ban hành kèm theo Quyết định 32/QĐ-CNTT năm 2010 có quy định về Nguyên tắc làm việc của Cục Công nghệ thông tin thuộc Bộ Tư pháp bao gồm những nội dung như sau:
(1) Cục làm việc theo chế độ Thủ trưởng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành thống nhất, thông suốt của Cục trưởng đối với các lĩnh vực công tác của Cục; mọi hoạt động của Cục đều phải tuân theo quy định của pháp luật và của Bộ Tư pháp;
(2) Phân công, phân cấp rõ ràng, đề cao trách nhiệm và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các phòng, Trung tâm Kỹ thuật (sau đây gọi là đơn vị), cá nhân thuộc Cục. Trong phân công công việc, một người, một đơn vị thuộc Cục được giao thực hiện nhiều việc nhưng mỗi việc chỉ do một đơn vị thuộc Cục, một người chịu trách nhiệm chính. Công việc được giao cho đơn vị nào thuộc Cục thì Trưởng đơn vị đó phải chịu trách nhiệm chính về công việc được giao;
(3) Công chức, viên chức giải quyết công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công; tuân thủ trình tự, thủ tục và thời hạn giải quyết công việc theo quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch công tác, Quy chế làm việc của Bộ, của Cục, trừ trường hợp đột xuất hoặc có yêu cầu của cơ quan cấp trên;
(4) Bảo đảm phát huy năng lực, sở trường của công chức, viên chức, đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định;
(5) Thực hiện cải cách hành chính, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động của Cục.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làn dừng xe khẩn cấp là gì? Chiều rộng tối thiểu là bao nhiêu? Trường hợp hầm không bố trí xử lý thế nào?
- Mẫu viết bài văn nghị luận về bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội? Yêu cầu cần đạt trong quy trình viết văn nghị luận lớp 9?
- Thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh chữa bệnh năm 2025 theo Quyết định 1330 ra sao?
- Loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ là gì? Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc họ Khỉ và Vượn?
- Hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực là gì? Sử dụng đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình điện lực được quy định như thế nào?