Cục Phòng vệ thương mại có tên tiếng anh là gì? Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cục Phòng vệ thương mại có tên tiếng anh là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 536/QĐ-BCT năm 2025 quy định về vị trí và chức năng của Cục Phòng vệ thương mại như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng vệ thương mại, bao gồm các lĩnh vực chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; giải quyết tranh chấp các vụ việc phòng vệ thương mại tại các tổ chức quốc tế; tổ chức, quản lý hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.
2. Cục Phòng vệ thương mại là cơ quan điều tra phòng vệ thương mại.
3. Cục Phòng vệ thương mại có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh: Trade Remedies Authority of Viet Nam.
Tên viết tắt: TRAV.
Trụ sở tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp và từ các nguồn khác theo quy định của Nhà nước.
Ngoài ra, tên giao dịch quốc tế viết bằng tiếng Anh của Cục Phòng vệ thương mại là Trade Remedies Authority of Viet Nam, viết tắt là TRAV.
Như vậy, Cục Phòng vệ thương mại có tên tiếng Anh là Trade Remedies Authority of Viet Nam.
Cục Phòng vệ thương mại có tên tiếng anh là gì? Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (Hình từ Internet)
Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc quản lý nhà nước về chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 2 Quyết định 536/QĐ-BCT năm 2025 quy định về vnhiệm vụ và quyền hạn của Cục Phòng vệ thương mại.
Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc quản lý nhà nước về chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam cụ thể như sau:
(1) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
(2) Thụ lý hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; thụ lý hồ sơ yêu cầu rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
(3) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định điều tra biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại; quyết định rà soát biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
(4) Tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam để đề xuất áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của pháp luật;
(5) Xây dựng báo cáo kết quả điều tra vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
(6) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại tạm thời, chính thức theo quy định của pháp luật;
(7) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, theo dõi và rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ và chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
(8) Thụ lý, xử lý hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.
Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 536/QĐ-BCT năm 2025 quy định về lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại như sau:
Lãnh đạo Cục
1. Lãnh đạo Cục Phòng vệ thương mại có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật.
3. Cục trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
4. Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.
5. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công Thương và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục; Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
Theo đó, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau:
+ Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Cục, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thương.
+ Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật cán bộ cấp phòng hoặc tương đương thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Phòng vệ thương mại có tên tiếng anh là gì? Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh theo nguyên tắc nào? Nút giao dịch mua bán điện trên thị trường điện?
- Thanh tra Bộ Tài chính có chức năng gì? Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác thanh tra?
- 3 mẫu viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ về hòa bình? Yêu cầu cần đạt của quy trình viết đoạn văn của học sinh lớp 5 là gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14179:2024 các biện pháp an toàn thông tin chung cho hệ thống ETC ra sao?