Cục quản lý tài nguyên nước hiện nay thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 20 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục?
Cục quản lý tài nguyên nước hiện nay thuộc cơ quan nào của Chính phủ?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 268/QĐ-BNNMT năm 2025 có quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Quản lý tài nguyên nước là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
2. Cục Quản lý tài nguyên nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Cục Quản lý tài nguyên nước là tổ chức trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Cục Quản lý tài nguyên nước cũng có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Cục quản lý tài nguyên nước hiện nay thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 20 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục? (Hình từ internet)
20 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý tài nguyên nước sau khi sáp nhập Bộ?
Theo Điều 2 Quyết định 268/QĐ-BNNMT năm 2025 có quy định về 20 nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý tài nguyên nước sau khi sáu nhập Bộ:
(1) Trình Bộ trưởng
- Dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự thảo nghị định, nghị quyết của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác về quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quản lý lưu vực sông, nguồn nước trên phạm vi cả nước;
- Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, cơ chế, chính sách và các chương trình, dự án, đề án về tài nguyên nước; các giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước;
- Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá trong lĩnh vực tài nguyên nước.
(2) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án sau khi được phê duyệt, ban hành.
(3) Tổ chức lập, đề xuất điều chỉnh danh mục lưu vực sông liên quốc gia, danh mục lưu vực sông liên tỉnh, danh mục lưu vực sông nội tỉnh, danh mục nguồn nước mặt liên quốc gia, danh mục nguồn nước mặt liên tỉnh, danh mục nguồn nước dưới đất.
(4) Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và các Hệ thống công cụ hỗ trợ ra quyết định điều hoà, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông.
(5) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; tổ chức thẩm định, nghiệm thu kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước; tổng hợp kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước trên phạm vi cả nước.
(6) Lập, điều chỉnh các quy hoạch về tài nguyên nước và chủ trì tổ chức việc thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thẩm định việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.
(7) Xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.
(8) Tổ chức xây dựng và công bố kịch bản nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án điều hoà, phân phối tài nguyên nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước theo quy định.
(9) Xây dựng, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông; tổ chức thẩm định các phương án điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa; đề xuất phương án giải quyết những vấn đề liên quan đến nguồn nước liên quốc gia.
(10) Tổ chức thực hiện các giải pháp bảo vệ, điều hòa, phân phối, phát triển, tích trữ nước, phục hồi nguồn nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra và các hoạt động khác liên quan đến tài nguyên nước nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước.
(11) Hướng dẫn, kiểm tra việc kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phê duyệt tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.
(12) Tổ chức thẩm định các hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất và hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; thẩm định hồ sơ dự án chuyển nước lưu vực sông.
(13) Theo dõi, giám sát việc thực hiện các quy hoạch về tài nguyên nước; các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vận hành theo quy định của các quy trình vận hành liên hồ chứa và việc thực hiện các phương án điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên các lưu vực sông.
(14) Về quản lý tổ chức, hoạt động dịch vụ công
- Trình Bộ tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế giám sát, đánh giá, kiểm định chất lượng và các quy định về dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi quản lý của Cục;
- Hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức thực hiện dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật.
(15) Kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về tài nguyên nước theo quy định và theo phân công của Bộ trưởng.
(16) Hướng dẫn, kiểm tra đối với hoạt động của các hội, hiệp hội trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Cục; tham gia ý kiến về công nhận ban vận động thành lập hội và điều lệ hội thuộc chuyên ngành được giao quản lý theo quy định và phân công của Bộ trưởng.
(17) Tổ chức thực hiện cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
(18) Quản lý tài chính, kế toán, tài sản thuộc Cục; thực hiện trách nhiệm của đơn vị dự toán đối với các đơn vị trực thuộc Cục theo quy định của pháp luật.
(19) Quản lý tổ chức, biên chế, vị trí việc làm; công chức, viên chức, người lao động thuộc Cục theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
(20) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Cơ cấu tổ chức của Cục quản lý tài nguyên nước bao gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 268/QĐ-BNNMT năm 2025 có quy định về cơ cấu tổ chức của Cục quản lý tài nguyên nước bao gồm:
(1) Văn phòng.
(2) Phòng Lưu vực sông Hồng - Thái Bình.
(3) Phòng Lưu vực sông Bắc Trung Bộ.
(4) Phòng Lưu vực sông Nam Trung Bộ.
(5) Phòng Lưu vực sông Đông Nam Bộ.
(6) Phòng Lưu vực sông Mê Công.
(7) Trung tâm Thông tin, Kinh tế và Giám sát tài nguyên nước.
(8) Trung tâm Hỗ trợ ra quyết định và Phát triển tài nguyên nước.
Đồng thời, Văn phòng và các tổ chức quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 4 Quyết định 268/QĐ-BNNMT năm 2025 có con dấu và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước trình Bộ trưởng quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục; ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng và các phòng trực thuộc Cục.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỹ thuật y có hạng 1 hay không? Có mấy hạng chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hiện nay? Mã số từng hạng là gì?
- Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật định kỳ có lập thành kế hoạch không? Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản được thực hiện ra sao?
- Viết bài văn kể về chiến dịch Điện Biên Phủ 7 5 1954 ngắn gọn? Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
- 4+ Nghị luận xã hội về vấn nạn làm nhục trên mạng xã hội hay nhất dành cho học sinh lớp 12?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025 bao nhiêu phút? Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 gồm có bao nhiêu môn? Danh mục phương thức xét tuyển 2025?