Cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về cụm đồng từ trong tiếng Việt là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở?
Cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Thành phần của cụm động từ trong tiếng Việt là gì?
Cụm động từ trong tiếng Việt là một tổ hợp từ được kết hợp bởi một động từ chính và một hoặc nhiều từ khác, các từ được kết hợp có thể là danh từ, tính từ, trạng từ,.... Cụm động từ thường được sử dụng để thể hiện trạng thái, hành động của sự việc, hiện tượng, nhân vật trong một ngữ cảnh nhất định.
Thành phần của cụm động từ?
Cụm động từ thường gồm 03 phần chính, phần trung tâm sẽ là động từ, các thành phần còn lại gọi là thành phần phụ trước và phụ sau của cụm động từ.
Thành phần phụ trước của cụm động từ được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ như khẳng định, thời gian, phủ định,....
Thành phần phụ sau của cụm động từ thường được sử dụng để bổ sung nghĩa cho động từ chính về địa điểm, đối tượng,...
Thông tin mang tính tham khảo!
Cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Ví dụ về cụm đồng từ trong tiếng Việt là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở? (Hình từ Internet)
Ví dụ về cụm động từ trong tiếng Việt là gì? Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở là gì?
Ví dụ về cụm động từ trong tiếng Việt là gì?
Ví dụ 1: Tôi đã đặt chân đến nhiều nơi.
+ Phần trước: đã
+ Phần trung tâm: đặt chân
+ Phần sau : đến nhiều nơi
Ví dụ 2 : Đã ký hợp đồng
+ Phần trước: đã
+ Phần trung tâm: ký
+ Phần sau: hợp đồng
Ví dụ 3: Đang kể về câu chuyện giữa Lan và Điệp
+ Phần trước: Đang
+ Phần trung tâm: kể
+ Phần sau: về câu chuyện giữa Lan và Điệp
Thông tin mang tính tham khảo!
Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở cấp trung học cơ sở là gì?
Căn cứ Điều 30 Luật Giáo dục 2019 quy định yêu cầu về nội dung giáo dục của cấp trung học cơ sở như sau:
Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
...
2. Yêu cầu về nội dung giáo dục phổ thông ở các cấp học được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật;
b) Giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp;
...
Theo đó, giáo dục trung học cơ sở củng cố, phát triển nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học được ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trung học cơ sở như sau:
- Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Học sinh học tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
- Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Top 03 Viết đoạn văn nêu ý kiến tán thành việc phát triển hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường hay nhất?
- Lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 của Ngân hàng VPBank? Thu nhập từ lãi tiền gửi ngân hàng có phải đóng thuế TNCN không?
- Ôn thi THPT môn Giáo dục công dân lớp 12 chủ đề thực hiện pháp luật (Phần 1)? Quan điểm xây dựng môn GDCD?
- Những ai thăm gặp người cai nghiện ma túy năm 2025? Đối tượng được thăm gặp người cai nghiện ma túy là ai?
- Tên tiếng Việt của cơ sở giáo dục cao đẳng đã gắn tại Trụ sở thì có cần gắn tại phân hiệu của nhà trường nữa không?