Đa dạng sinh học là gì? Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm nội dung gì?
Đa dạng sinh học là gì?
Căn cứ vào khoản 5 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 có giải thích về đa dạng sinh học như sau:
Giải thích từ ngữ
...
4. Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học là cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
5. Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
6. Đánh giá rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học là xác định tính chất nguy hại tiềm ẩn và mức độ thiệt hại có thể xảy ra trong hoạt động liên quan đến sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen, nhất là việc sử dụng, phóng thích sinh vật biến đổi gen và mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.
7. Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật.
...
Như vậy, theo quy định trên thì đa dạng sinh học được hiểu là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học là gì? Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm nội dung gì? (Hình từ Internet)
Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm những nội dung gì?
Căn cứ vào Điều 13 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định về Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương như sau:
Nội dung quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.
3. Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn.
4. Nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
5. Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, theo quy định trên thì quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm những nội dung như sau:
(1) Phương hướng, mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(2) Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi dự kiến thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.
(3) Vị trí địa lý, diện tích, ranh giới và bản đồ khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn, loại hình khu bảo tồn; biện pháp tổ chức quản lý khu bảo tồn; giải pháp ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn.
(4) Nhu cầu bảo tồn chuyển chỗ; loại hình, số lượng, phân bố và kế hoạch phát triển các cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(5) Tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 8 Luật Đa dạng sinh học 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 10 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về căn cứ lập và thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học như sau:
Căn cứ lập và thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học
1. Căn cứ lập quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học bao gồm các căn cứ theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược bảo tồn đa dạng sinh học trong cùng giai đoạn;
b) Quy hoạch bảo vệ môi trường;
c) Kết quả thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học thời kỳ trước; hiện trạng, diễn biến đa dạng sinh học; thực trạng, nhu cầu khai thác, sử dụng đa dạng sinh học.
2. Thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là 10 năm, tầm nhìn là từ 30 năm đến 50 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là 10 năm
Tầm nhìn của thời kỳ quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là từ 30 năm đến 50 năm.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của chi bộ? Hướng dẫn một số quy định về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ theo Quy định 232?
- Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng cải tạo nhà ở mới nhất là mẫu nào? Nội dung cam kết chịu trách nhiệm về xây dựng?
- Cục Dự trữ Nhà nước là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Người đứng đầu Cục Dự trữ Nhà nước là ai?
- Quy định mới về các bên liên kết có giao dịch liên kết theo Nghị định 20? Giao dịch liên kết được áp dụng theo nguyên tắc nào?
- Bảng tổng hợp theo Thông tư 27 cuối năm học 2024 2025? Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp theo Thông tư 27?