Đặc điểm bảo an là gì theo Thông tư 58? Đặc điểm bảo an trên tiền thật là căn cứ để xác định tiền giả đúng không?
Đặc điểm bảo an là gì theo Thông tư 58?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định đặc điểm bảo an như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tiền giả loại mới là loại tiền giả chưa được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản.
2. Đặc điểm bảo an là đặc điểm được tích hợp có chủ đích trên đồng tiền, sử dụng để kiểm tra, phân biệt tiền thật, tiền giả.
3. Khách hàng là tổ chức, cá nhân giao dịch tiền mặt với Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo đó, đặc điểm bảo an là đặc điểm được tích hợp có chủ đích trên đồng tiền, sử dụng để kiểm tra, phân biệt tiền thật, tiền giả.
Đặc điểm bảo an là gì theo Thông tư 58? Đặc điểm bảo an trên tiền thật là căn cứ để xác định tiền giả đúng không? (Hình từ Internet)
Đặc điểm bảo an trên tiền thật là căn cứ để xác định tiền giả đúng không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Thu giữ tiền giả
1. Trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an và xử lý như sau:
a) Trường hợp khẳng định là loại tiền giả đã được Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an thông báo bằng văn bản, phải thực hiện thu giữ, lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP ngày 08/12/2023 của Chính phủ quy định về phòng, chống tiền giả và bảo vệ tiền Việt Nam, đóng dấu và bấm lỗ tiền giả. Việc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
b) Trường hợp xác định là tiền giả loại mới, phải thực hiện thu giữ và lập biên bản theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 87/2023/NĐ-CP nhưng không đóng dấu, không bấm lỗ tiền giả.
...
Theo đó, trong giao dịch tiền mặt với khách hàng, khi phát hiện đồng tiền có dấu hiệu nghi giả, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối chiếu với đặc điểm bảo an trên tiền thật (hoặc tiền mẫu) cùng loại hoặc thông báo về đặc điểm và cách nhận biết tiền Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước đã công bố, đối chiếu với thông báo về đặc điểm nhận biết tiền giả của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an.
Như vậy, đặc điểm bảo an trên tiền thật là căn cứ để đối chiếu và phát hiện tiền giả.
Xử lý kết quả giám định tiền giả tại Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 58/2024/TT-NHNN quy định xử lý kết quả giám định tiền giả tại Cục Phát hành và Kho quỹ, Chi cục Phát hành và Kho quỹ như sau:
- Kết quả giám định là tiền thật, số tiền thật được trả lại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị giám định hoặc được nộp vào Sở Giao dịch khi giám định tại Cục Phát hành và Kho quỹ hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh khi giám định tại Chi cục Phát hành và Kho quỹ để báo Có cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đề nghị giám định.
- Kết quả giám định là tiền giả đã có thông báo của Ngân hàng Nhà nước hoặc Bộ Công an, thực hiện thu giữ, đóng dấu, bấm lỗ tiền giả và nộp vào Kho tiền Trung ương tại thành phố Hà Nội (Kho tiền I) hoặc tại thành phố Hồ Chí Minh (Kho tiền II).
- Kết quả giám định là tiền giả loại mới, Cục Phát hành và Kho quỹ thông báo kịp thời cho Cục An ninh kinh tế - Bộ Công an và thực hiện thu giữ. Đối với Chi cục Phát hành và Kho quỹ, báo cáo bằng văn bản về Cục Phát hành và Kho quỹ và thông báo kịp thời cho Công an thành phố Hồ Chí Minh (Phòng An ninh kinh tế); chuyển tiền giả loại mới về Cục Phát hành và Kho quỹ (nếu có yêu cầu); phương thức vận chuyển do Chi cục Phát hành và Kho quỹ quyết định, đảm bảo an toàn, kịp thời.
Trường hợp không có yêu cầu chuyển về Cục Phát hành và Kho quỹ, tiền giả được đóng dấu, bấm lỗ và bảo quản tại Kho tiền II.
Số tiền giả loại mới được lưu giữ tại Cục Phát hành và Kho quỹ để phục vụ công tác phòng, chống tiền giả của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại Điều 12 Thông tư 58/2024/TT-NHNN.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Thông báo tổ chức 1 6 mới nhất? Tải về Mẫu Thông báo tổ chức chương trình ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 6?
- Thẻ giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay có giá trị sử dụng trong bao lâu theo Thông tư 31?
- Mẫu minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non mới nhất 2025? Tải về mẫu minh chứng đánh giá?
- Trình tự thủ tục quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là di sản không có người thừa kế được quy định như thế nào?
- Chỉ đạo mới nhất về chế độ của CBCCVC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã do sắp xếp bộ máy?