Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần đầu tiên tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh? Việt Nam đã đăng cai mấy lần?
- Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần đầu tiên tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh? Việt Nam đã đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc mấy lần?
- Trong dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc có thể chiêm bái xá lợi trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức và xá lợi Đức Phật? Ai có thể tham gia?
- Tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thì cần bảo đảm nguyên tắc gì?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần đầu tiên tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh? Việt Nam đã đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc mấy lần?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc là một sự kiện văn hóa tâm linh mang tầm vóc quốc tế, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào năm 1999. Sự kiện này nhằm tôn vinh ba dấu mốc thiêng liêng trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: ngày Đản sinh, ngày Thành đạo và ngày Nhập Niết bàn.
Theo đó, đây là lần thứ tư Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak và là lần đầu tiên được tổ chức tại TPHCM. Ba lần trước được đăng cai tổ chức tại Hà Nội (năm 2008), Ninh Bình (năm 2014) và Hà Nam (năm 2019).
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc diễn ra trong bao lâu?
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được tổ chức từ ngày mùng 1 đến ngày 15 tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm từ ngày 28 4 đến ngày 12 5 2025). Trong đó, chính lễ Phật đản năm 2025 được cử hành vào:
- Ngày mùng 8 tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm 5 5 2025 Dương lịch)
- Ngày rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (nhằm 12 5 2025 Dương lịch)
*Thông tin "Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc" chỉ mang tính chất tham khảo
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc lần đầu tiên tổ chức ở TP. Hồ Chí Minh? Việt Nam đã đăng cai mấy lần? (Hình từ Internet)
Trong dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc có thể chiêm bái xá lợi trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức và xá lợi Đức Phật? Ai có thể tham gia?
Theo đó, lần đầu tiên trong lịch sử, xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức được tôn trí song song với xá lợi Phật từ Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ (National Museumof India) để cộng đồng Việt Nam có dịp chiêm bái nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM.
Cụ thể, người dân có thể chiêm bái:
- Chiêm bái xá lợi trái tim Bồ Tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc tự số 244 Đường 3 Tháng 2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
- Chiêm bái xá lợi Đức Phật tại chùa Thanh Tâm (chùa Phật Cô Đơn, Bình Chánh, TP.HCM).
*Thông tin "Trong dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc có thể chiêm bái xá lợi" chỉ mang tính chất tham khảo
Ai có thể tham gia lễ hội, thực hành lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo?
Bên cạnh đó, đối tượng có thể tham gia lễ hội, thực hành lễ nghi tín ngưỡng tôn giáo được quy định tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, mỗi người đều có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo thì cần bảo đảm nguyên tắc gì?
Căn cứ tại Điều 10 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định:
Nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng
1. Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2. Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.
Như vậy, 02 nguyên tắc tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải đảm bảo là:
- Hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Việc tổ chức hoạt động tín ngưỡng, lễ hội tín ngưỡng phải bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tiết kiệm, bảo vệ môi trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 01/2025/TT-NHNN về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân? Tải Thông tư 01 2025?
- Hàng rào điện được thiết kế như thế nào? Điện áp sử dụng cho hàng rào điện được quy định ra sao?
- Quan trắc mặn tự động là gì? Yếu tố vị trí được quy định ra sao? Trang thiết bị bao gồm những gì?
- Hướng dẫn cách làm thiệp làm tặng mẹ đơn giản chúc mừng Ngày của Mẹ? Mẫu thiệp tặng Ngày của Mẹ ra sao?
- Công văn 2034/BNV-TCBC 2025 hướng dẫn Nghị định 178 và Nghị định 67 về tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?