Đại lễ Vesak mấy năm tổ chức 1 lần? Chi tiết chương trình Đại lễ Vesak tại Việt Nam? Đại lễ Vesak có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Đại lễ Vesak mấy năm tổ chức 1 lần? Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak tại Việt Nam?
Đại lễ Vesak 2025 tổ chức tổ chức tại Hội trường Học viện Phật giáo Việt Nam, huyện Bình Chánh, TP.HCM.
Đại lễ Vesak 2025 là một sự kiện văn hóa tôn giáo quốc tế, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 1999, là dịp kỷ niệm ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni: ngày sinh, thành đạo và Niết bàn.
Từ năm 2000, Đại lễ Vesak đã được tổ chức hằng năm tại trụ sở Liên Hợp Quốc và ở nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã từng đăng cai tổ chức thành công đại lễ vào các năm 2008, 2014 và 2019.
Năm nay 2025, Việt Nam tiếp tục đảm nhận vai trò đăng cai đại lễ Vesak lần thứ 20.
Thông điệp chính của Đại lễ Vesak 2025 tại Việt Nam là "Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững". Đây là sự kiện đối ngoại văn hóa quốc tế có ý nghĩa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chi tiết chương trình Đại lễ Vesak tại Việt Nam:
(1). Ngày mùng 08 tháng 4 năm Ất Tỵ (05/5/2025):
- Đúng 04 giờ sáng, tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước cuwe 03 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.
- Tổ chức tuần lễ tụng kinh Kính mừng Phật đản, Kinh Chuyển Pháp luân và các nghi thức cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.
(2). Ngày Rằm tháng 4 năm Ất Tỵ (12/5/2025):
- Đúng 4h sáng, tất cả các Tự viện, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường trong cả nước cử 4 hồi chuông trống Bát-nhã rước lễ Đản sanh.
- Cử hành Đại lễ Phật đản:
+ Niệm Phật cầu gia bị.
+ Cử Quốc ca, Đạo ca.
+ Tuyên bố lý do, chương trình Đại lễ, giới thiệu đại biểu tham dự.
+ Tuyên đọc Thông điệp Vesak 2025 của Tổng Thư ký LHQ.
+ Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch PL. 2569 của Trưởng lão Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
+ Phát biểu của đại diện cơ quan chức năng tỉnh, thành (nếu có)
+ Cử hành nghi thức cúng dường Đại Lễ Phật đản:
++ Cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rước Lễ Đản sanh;
++ Niệm hương;
++ Toàn thể Đạo tràng nhập Từ bi quán;
++ Dâng hoa cúng dường Phật đản;
++ Nghi thức tụng Kinh Kính mừng Phật đản;
++ Nghi thức Tắm Phật;
++ Hồi hướng;
++ Thả chim Bồ câu hoặc bong bóng cầu quốc thái dân an, hòa bình nhân loại.
+ Cảm tạ của Ban tổ chức.
(3). Chương trình thuyết giảng, diễu hành xe hoa, sự kiện văn hóa:
Tại các cơ sở Tự viện có thể tổ chức thuyết giảng, các chương trình văn hóa, nghệ thuật, triển làm chào mừng Đại lễ Phật đản (nếu có điều kiện).
Lưu ý: Thông tin Đại lễ Vesak mấy năm tổ chức 1 lần? Chi tiết chương trình Đại lễ Vesak tại Việt Nam? chỉ mang tính chất tham khảo.
Đại lễ Vesak mấy năm tổ chức 1 lần? Chi tiết các hoạt động Đại lễ Vesak tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Đại lễ Vesak có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, các ngày lễ lớn của Việt Nam bao gồm:
- Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
- Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
- Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
- Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
- Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
- Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, Đại lễ Vesak không thuộc các ngày lễ lớn của Việt Nam.
Đại lễ vesak người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động thì Đại lễ Vesak không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Theo đó, nếu Đại lễ Vesak trúng vào ngày làm việc bình thường thì người lao động vẫn phải làm việc và không được nghỉ.
Tuy nhiên, người lao động có thể được phép nghỉ nếu chính sách công ty có quy định được nghỉ lễ trong ngày Đại lễ Vesak.
Ngoài ra, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào ngày Đại lễ Vesak thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát tán hồ sơ bệnh án giả lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến người khác có vi phạm pháp luật không?
- Thuốc đơn thành phần nào được xem xét đưa vào danh mục được hưởng đối với người tham gia bảo hiểm y tế?
- Sáp nhập tỉnh người dân có phải đổi thẻ Căn cước mới? Bao nhiêu tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước?
- 05 Hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức cơ quan Điều tra hình sự? Trách nhiệm của cơ quan trong hoạt động Điều tra?
- Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?