Đăng ký chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức thế nào? Thời gian chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức?
Đăng ký chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức thế nào? Thời gian chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức?
Lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức sẽ chính thức diễn ra từ 14h ngày 6-5 đến hết ngày 10-5-2025 (tức ngày mùng 9 đến 13/4 năm Ất Tỵ) tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244 đường 3/2, P.12, Q.10, TP.HCM).
Lễ chiêm bái xá lợi Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức là một trong những sự kiện tâm linh đặc biệt trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025.
Việc đăng ký chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức được thực hiện bằng hình thức trực tuyến, tại địa chỉ đường link dưới đây:
https://forms.gle/MGnLm9NRFDDjaLKZ7
Ngoài ra, người dân cũng có thể đăng ký trực tiếp tại quầy thông tin ở Việt Nam Quốc Tự.
Lưu ý người đến chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức Ban cần tắt điện thoại di động hoặc để chế độ im lặng; không mang theo máy ảnh, máy quay phim, chất gây cháy nổ, đồ ăn, thức uống, các vật dụng có thể làm mất trật tự hoặc ảnh hưởng đến sự an toàn và trang nghiêm của đạo tràng vào không gian tôn trí xá-lợi Bồ-tát.
Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đăng ký chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức thế nào? Thời gian chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức? (Hình từ Internet)
Địa điểm gửi xe để chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức? Cá nhân có được quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không?
Để thuận tiện cho việc di chuyển thì người dân đến chiêm bái xá lợi Bồ tát Thích Quảng Đức có thể gửi xe tại những địa điểm sau đây:
- Bãi xe ô tô/xe gắn máy: Khu giữ xe đường Lê Hồng Phong (P.12 - Q.10) kế bên cổng sau Việt Nam Quốc tự.
- Bãi xe gắn máy: Nhà hát Hòa Bình, số 240 Đường 3/2 (P.12 - Q.10)
- Bãi giữ xe ô tô: Trung tâm lữ hành Kỳ Hòa, số 238 Đường 3/2 (P.12 - Q.10)
* Cá nhân có được quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không?
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo như quy định trên thì mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Quy định về tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như thế nào?
Tại Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như sau:
- Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
+ Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
- Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
- Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh cấp 2 có 6 môn trên 8 có được học sinh giỏi không? Cách xét điểm học sinh giỏi cấp 2 năm 2025?
- Mẫu Báo cáo tổng hợp làm thêm giờ quý, năm gửi Ban Giám đốc? Cần có sự đồng ý của người lao động về thời gian làm thêm giờ đúng không?
- Gợi ý quà tặng mẹ ý nghĩa nhân dịp Ngày của Mẹ? Top những lời chúc hay và ý nghĩa nhân Ngày của mẹ?
- Sau sáp nhập giảm gần 130 000 biên chế cán bộ công chức cấp tỉnh và cấp xã theo dự kiến ra sao?
- Những văn bản nào không được đăng tải trên công báo điện tử? Thời hạn đăng tải văn bản trên công báo điện tử là bao lâu?