Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định 15?
- Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định 15?
- Bộ Y tế có trách nhiệm thế nào đối với sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của mình?
- Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được pháp luật quy định thế nào?
Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định 15?
Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thuộc danh mục tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
STT | Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm | Ghi chú |
1 | Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm) | Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
2 | Thực phẩm chức năng | |
3 | Các vi chất bổ sung vào thực phẩm | |
4 | Phụ gia, hương liệu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm | |
5 | Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm | Trừ những dụng cụ, vật liệu bao gói chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương được sản xuất trong cùng một cơ sở và chỉ để dùng cho các sản phẩm thực phẩm của cơ sở đó |
6 | Các sản phẩm khác không được quy định tại danh mục của Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Trên đây là danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế.
Danh mục các nhóm sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế theo Nghị định 15? (Hình từ Internet)
Bộ Y tế có trách nhiệm thế nào đối với sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của mình?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 37 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế
1. Thực hiện các quy định về trách nhiệm chung trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật an toàn thực phẩm.
2. Báo cáo định kỳ, đột xuất với Chính phủ về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở giám sát và tổng hợp báo cáo của các bộ quản lý chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý quy định tại Điều 62 Luật an toàn thực phẩm và các nhóm sản phẩm trong Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các bộ quản lý chuyên ngành.
4. Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
...
Theo đó, Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh và cơ sở sản xuất, kinh doanh đối với sản phẩm thực phẩm và hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Tải về
Nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được pháp luật quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể sau đây:
(1) Trên cơ sở các quy định của Luật An toàn thực phẩm 2010 và bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
(3) Bảo đảm việc quản lý xuyên suốt toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
(4) Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành.
(5) Bảo đảm nguyên tắc một cửa, một sản phẩm, một cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước.
(6) Bảo đảm tính khoa học, đầy đủ và khả thi.
(7) Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
(8) Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.
(9) Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên do ngành Công Thương quản lý, trừ trường hợp là chợ đầu mối, đấu giá nông sản.
(10) Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
- Công văn 2148/BYT-BMTE 2025 tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em như thế nào?
- Câu Đối Mừng Chúa Phục Sinh 2025? Lời chúc Happy Easter? Lời chúc mừng Đại lễ Phục Sinh 2025?
- Đề thi học kỳ 2 môn Tiếng Anh lớp 5 năm học 2024 2025? Tải về đề thi học kỳ 2 Tiếng Anh lớp 5?
- Sau sáp nhập: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có được đặt tên, đổi tên đường, phố ở địa phương không?