Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt? Quy trình kỹ thuật kiểm kê?

Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt là gì? Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ? Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ là gì?

Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt?

Căn cứ vào Phụ lục 1 Danh mục loại nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định 64/2019/NĐ-CP quy định về danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt như sau:

Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt gồm:

STT

Tên Việt Nam

Tên nước ngoài


BỘ THÚ ĂN THỊT

CARNIVORA


Họ Chó

Canidae

1

Sói đỏ (Chó sói lửa)

Cuon alpinus


Họ Gấu

Ursidae

2

Gấu chó

Helarctos malayanus

3

Gấu ngựa

Ursus thibetanus


Họ Chồn

Mustelidae

4

Rái cá lông mũi

Lutra sumatrana

5

Rái cá lông mượt

Lutrogale perspicillata

6

Rái cá thường

Lutra lutra

7

Rái cá vuốt bé

Aonyx cinereus


Họ Cầy

Viverridae

8

Cầy giông đốm lớn

Viverra megaspila

9

Cầy vằn bắc

Chrotogale owstoni

10

Cầy gấm

Prionodon pardicolor

11

Cầy mực (Cầy đen)

Arctictis binturong


Họ Mèo

Felidae

12

Báo gấm

Neofelis nebulosa

13

Báo hoa mai

Panthera pardus

14

Báo lửa (Beo lửa, Beo vàng)

Catopuma temminckii

15

Hổ

Panthera tigris

16

Mèo cá

Prionailurus viverrinus

17

Mèo gấm

Pardofelis marmorata

Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt? Quy trình kỹ thuật kiểm kê?

Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt? (Hình từ Internet)

Quy trình kỹ thuật kiểm kê loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 Thông tư 53/2024/TT-BTNMT quy định về quy trình kỹ thuật kiểm kê loài thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như sau:

(1) Thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến chỉ tiêu kiểm kê tính từ thời điểm kiểm kê trở về trước để làm số liệu nền của chỉ tiêu kiểm kê loài thuộc danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.

(2) Lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp phù hợp để thực hiện kiểm kê. Đối với thực vật rừng sử dụng phương pháp thực hiện theo quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp. Đối với từng nhóm loài động vật sử dụng phương pháp thực hiện như sau:

Đối với loài thú: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra khảo sát ven sông; phương pháp điều tra khảo sát trong đêm bằng đèn pin; phương pháp điều tra theo tiếng kêu; phương pháp điều tra qua dấu vết; phương pháp bắt thả thú bằng bẫy; phương pháp điều tra theo điểm; phương pháp bẫy ảnh; phương pháp âm sinh học.

Điều tra xác định số lượng: phương pháp tần suất bắt gặp; phương pháp đếm toàn bộ thú trong khu vực điều tra; phương pháp xác định số lượng theo tiếng kêu; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể với số liệu điều tra trên tuyến có bề ngang cố định; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể từ số liệu điều tra trên tuyến với bề ngang không cố định; phương pháp đánh dấu - thả - bắt lại; phương pháp tính số lượng theo dấu chân; phương pháp tính số lượng dựa trên lượng phân thải;

Đối với loài chim: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra theo điểm; phương pháp bắt thả chim bằng lưới mờ; phương pháp bẫy ảnh; phương pháp âm sinh học.

Điều tra xác định số lượng: phương pháp tính tần suất bắt gặp; phương pháp đếm số lượng cá thể; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể từ số liệu điều tra trên tuyến với bề ngang không cố định;

Đối với loài bò sát: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra theo điểm. Điều tra xác định số lượng: phương pháp tính mức độ phong phú; phương pháp tính tần suất bắt gặp; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể với số liệu điều tra trên tuyến có bề ngang cố định; phương pháp tính mật độ và kích thước quần thể từ số liệu điều tra trên tuyến với bề ngang không cố định; phương pháp tính số lượng theo điểm, ô khảo sát; phương pháp bắt - thả - bắt lại;

Đối với loài lưỡng cư: Điều tra thành phần loài: phương pháp phỏng vấn; phương pháp điều tra theo tuyến; phương pháp điều tra theo điểm; phương pháp thu âm tiếng kêu; phương pháp thu thập mẫu eDNA (phương pháp phân tích ADN môi trường).

Điều tra mật độ và số lượng cá thể trong quần thể: phương pháp đếm số lượng theo tuyến khảo sát; phương pháp đánh dấu - bắt lại;

Đối với loài cá: Điều tra thành phần loài: phương pháp thu thập mẫu và phân tích xác định thành phần loài. Điều tra xác định trữ lượng quần thể: phương pháp đánh dấu - bắt lại; phương pháp dựa vào diện tích quét của lưới kéo;

Đối với động vật đáy: Động vật đáy ở các thủy vực nước ngọt: phương pháp thu mẫu bán định lượng động vật đáy ở suối nông bằng vợt tay và cào đáy; phương pháp thu mẫu định lượng động vật đáy ở suối nhỏ bằng khung Surber và ở thủy vực sâu có nền đáy mềm bằng gầu Ponar. Động vật đáy ở vùng biển có nền đáy mềm: phương pháp lưới cào trượt đáy; phương pháp gầu; phương pháp lưới cào đáy; phương pháp lưới rà đáy.

(3) Thực hiện kiểm đếm như sau:

Chuẩn bị kế hoạch kiểm kê trên thực địa theo phương pháp đã lựa chọn đối với từng nhóm loài;

Khảo sát, kiểm đếm trực tiếp và ghi chép số liệu trên thực địa;

(4) Đánh giá, đối chiếu, so sánh giữa số liệu nền với số liệu thực hiện trên thực địa và làm rõ lý do sai lệch số liệu (nếu có);

(5) Ghi số liệu, kết quả tổng hợp vào biểu mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 53/2024/TT-BTNMT;

(6) Chuẩn hóa, cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học quốc gia và gửi kết quả kiểm kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ là gì?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 160/2013/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định loài được ưu tiên bảo vệ như sau:

Loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ phải đáp ứng các tiêu chí sau:

(1) Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng theo quy định tại Điều 5 Nghị định 160/2013/NĐ-CP

(2) Là loài đặc hữu hoặc có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học; y tế; kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa - lịch sử theo quy định tại Điều 6 Nghị định 160/2013/NĐ-CP

Danh mục loài nguy cấp quý hiếm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ thuộc bộ thú ăn thịt? Quy trình kỹ thuật kiểm kê?
Pháp luật
Mẫu giấy phép nuôi, trồng loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ mới nhất?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy xác nhận vận chuyển mẫu vật của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Tại sao Sao la được mệnh danh là 'Kỳ lân châu Á'? Sao la thuộc Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ đúng không?
Pháp luật
Hành vi săn bắt động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Đối tượng nào có quyền đề nghị loài sinh vật được đưa vào Danh mục loài nguy cấp quý hiếm được ưu tiên bảo vệ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh mục loài nguy cấp quý hiếm
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào