Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS?

Đặt 5 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? Mục tiêu chung môn Ngữ Văn? Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS theo Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32?

Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6?

Tham khảo cách đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6 dưới đây:

10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh

1/ Mái tóc của em đen như nhung.

2/ Bầu trời hôm nay xanh biếc tựa như biển cả.

3/ Giọng hát của bạn Mai mềm mại như suối.

4/ Những trang sách cũ vàng như lá mùa thu.

5/ Cô giáo em như mẹ hiền.

6/ Nụ cười của mẹ ấm áp như nắng mùa xuân.

7/ Lời dạy của cha mẹ quý báu như vàng bạc.

8/ Đôi mắt cậu bé tròn như hai hòn viên bi ve.

9/ Tiếng cười đùa của học sinh trong sân trường vui như tiếng chim hót buổi sớm.

10/ Những ngày hè trôi qua nhanh tựa cánh diều bay.

*Thông tin về 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6 trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh?

Đặt 10 câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh môn Ngữ Văn lớp 6? Phân loại biện pháp tu từ so sánh? (Hình từ Internet)

Phân loại biện pháp tu từ so sánh?

Biện pháp tu từ so sánh dùng để đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Có 2 loại biện pháp tu từ so sánh, gồm:

- So sánh ngang bằng (A = B)

- So sánh không ngang bằng (A > B hay A < B)

*Thông tin về phân loại biện pháp tu từ so sánh chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý: Về mục tiêu chung môn Ngữ văn, được quy định cụ thể tại Chương trình môn Ngữ Văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT như sau:

(1) Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; bồi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách và phát triển cá tính.

Môn Ngữ văn giúp học sinh khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và khả năng hội nhập quốc tế.

(2) Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Đặc biệt, môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học: rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe; có hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về tiếng Việt và văn học, phát triển tư duy hình tượng và tư duy logic, góp phần hình thành học vấn căn bản của một người có văn hoá; biết tạo lập các văn bản thông dụng; biết tiếp nhận, đánh giá các văn bản văn học nói riêng, các sản phẩm giao tiếp và các giá trị thẩm mĩ nói chung trong cuộc sống.

Mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS là gì?

Căn cứ vào Chương trình Ngữ Văn được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về mục tiêu môn Ngữ Văn cấp THCS như sau:

(1) Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức công dân, tôn trọng pháp luật.

(2) Tiếp tục phát triển các năng lực chung, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học đã hình thành ở cấp tiểu học với các yêu cầu cần đạt cao hơn.

Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp; nghe hiểu với thái độ phù hợp.

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có thể tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đoạn văn nêu cảm nghĩ về môn Lịch sử trong chương trình THCS? Mục tiêu của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục?
Pháp luật
Chất tinh khiết là gì? Ví dụ? Tính chất của chất tinh khiết? Học sinh lớp 6 có những quyền nào theo Thông tư 32?
Pháp luật
Dấu ngoặc kép là gì? Công dụng dấu ngoặc kép? Cách sử dụng dấu ngoặc kép? Lớp mấy học về công dụng của dấu ngoặc kép?
Pháp luật
Đề thi Học kì 2 môn Đạo đức lớp 3 mới nhất kèm đáp án? Mục tiêu chương trình giảng dạy môn Đạo đức ở cấp tiểu học là gì?
Pháp luật
Văn bản đa phương thức là gì? Ví dụ về văn bản đa phương thức? So sánh văn bản thông tin và văn bản đa phương thức?
Pháp luật
Bài văn tả Vịnh Hạ Long lớp 5? Bài văn tả Vịnh Hạ Long ngắn gọn? Mục tiêu cấp tiểu học môn Ngữ Văn?
Pháp luật
5 Mẫu viết đoạn văn thể hiện tình cảm cảm xúc về việc lớp em tổ chức thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn?
Pháp luật
Công thức Đạo hàm sơ cấp, cấp cao và Đạo hàm lượng giác đầy đủ nhất lớp 11, 12 như thế nào?
Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về sự sáng tạo của tuổi trẻ trong cuộc sống hiện nay? Viết bài văn nghị luận về sự sáng tạo trong cuộc sống?
Pháp luật
Thành phần tình thái trong câu là gì? Thành phần tình thái có những từ nào? Mục đích của việc phân luồng trong giáo dục là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
27 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào